| Hotline: 0983.970.780

Mẹ bại liệt nuôi hai con thơ dại

Thứ Năm 04/12/2014 , 14:47 (GMT+7)

Bị liệt toàn thân, chỉ sống nhờ vào tiền trợ cấp xã hội, nuôi hai con nhỏ nheo nhóc, đó là hoàn cảnh của gia đình chị Bùi Thị Phượng, thôn Trung Thành (xã Lương Trung) huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

11-05-38_1
Bữa cơm của 3 mẹ con chị Phượng

Đến nhà chị Bùi Thị Phượng vào tầm trưa, chúng tôi không thể kìm được nước mắt khi nhìn hai đứa trẻ nhem nhuốc chuẩn bị bữa cơm. Đứa con trai lớn bê nồi gang, đứa em không biết nói tiếng Kinh lăng xăng cầm 3 cái bát cũ. Trong khi đó mẹ của hai đứa trẻ, chị Phượng đang lết từ nền nhà lên giường. Nhìn nồi cơm rời rạc như cơm nguội, với bữa ăn chỉ mỗi đĩa trứng rán cháy đen, ấy vậy mà hai đứa trẻ ăn ngấu nghiến. Chị Phượng thổ lộ: "Lúc nãy tôi phải gọi người bán hàng mang sang cho 3 quả trứng vịt. Vì nhà không có mỡ nên trứng rán bị cháy quá...".

Được biết, chị Phượng bị chứng bệnh về thần kinh từ thời thiếu nữ, đã uống nhiều loại thuốc tưởng như bệnh đã khỏi. Song năm 2003, sau khi lấy chồng và có đứa con trai đầu thì bệnh cũ tái phát. Từ đó, chị không thể làm được việc như trước, nên kinh tế gia đình cứ thế sa sút dần, cuộc sống vợ chồng không còn êm ấm. Năm 2010, chị mang thai đứa thứ 2 trong tình trạng bệnh tật ngày một nặng, bác sỹ khuyên nên bỏ đi, vì đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ tật nguyền rất cao. “Tôi bỏ đứa thứ 2 dù đã được 7 tháng. Lúc đó tôi bị đau đầu, mặt bị teo, rồi liệt toàn thân bên phải, tưởng như không còn sống được”, chị nói giọng khó nhọc.

Trong lúc chán nản vì bệnh, chị lại phát hiện chồng mình ngoại tình, khi phản ứng thì bị anh đánh đập. Sau lần bị bạo hành ấy, chị bị liệt hẳn. Chồng bỏ đi làm ăn xa. Sau hai năm biệt tích, người chồng trở về xin vợ tha thứ, chị lại bỏ qua. "Tôi lại mang thai nhưng chồng lại bỏ đi như trước. Cả năm chỉ về nhà 1- 2 lần rồi lại đi", chị tâm sự. Chồng đi làm ăn trong miền Nam, có tháng gửi về 1 triệu đồng, có tháng không đồng nào. Ở nhà, đã không làm gì ra tiền chị còn phải nai lưng trả lãi món nợ ngân hàng 60 triệu đồng vay từ những năm trước. Mọi khoản chi tiêu cho các con học hành, rồi lo cho cuộc sống của ba mẹ con đều phải trông chờ vào đồng tiền trợ cấp ít ỏi...

Hỏi về hoàn cảnh hai bên nội ngoại, chị gục mặt khóc nức nở: “Gia đình bên chồng đông anh em, nhưng điều kiện cũng chỉ khá hơn nhà tôi chút ít. Có chăng chỉ nhờ cậy bên ngoại là chính. Nhà chị gái tôi có máy xay xát, thỉnh thoảng lại xát gạo mang sang cho. Mẹ đẻ cũng hay qua, nhưng đang ở với anh cả, cũng phải phụ giúp anh, nên không thể thường xuyên chăm sóc cho gia đình tôi được”.

Con trai đầu của chị, cháu Tú năm nay 11 tuổi, học lớp 6. Ngoài học một buổi, chiều về cháu phải giúp mẹ trông em, lấy nước ăn, rồi nấu cơm. Cô Phạm Thị Hồng Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp em Tú cho biết: “Em Tú thuộc diện khó khăn nhất lớp. Tú biết nghe lời. Thỉnh thoảng lớp cũng vào thăm gia đình, chủ yếu là động viên tinh thần chứ chẳng giúp được gì nhiều”.

Ông Bùi Anh Tuấn, trưởng thôn Trung Thành cho biết: Hiện nay, nhà cô Phượng thuộc diện hộ nghèo, khó khăn nhất thôn, chỉ sống nhờ vào trợ cấp xã hội, thỉnh thoảng có thêm phần trợ cấp của Hội Người khuyết tật. Việc thoát nghèo đối với gia đình chị là điều quá khó khăn...Gia cảnh này đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng cùng tấm lòng hảo tâm của các Mạnh Thường Quân.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Chị Bùi Thị Phượng thôn Trung Thành, xã Lương Trung (Bá Thước - Thanh Hóa). Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP. Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm