| Hotline: 0983.970.780

Mẹ chồng, nàng dâu

Thứ Hai 20/10/2014 , 09:12 (GMT+7)

Bà Xuân luôn phân biệt giữa con dâu với con ruột. Bà cho rằng con dâu dù sao cũng là con của người dưng, không phải khúc ruột do mình mang nặng đẻ đau. 

Chính vì vậy, nhà chỉ có mỗi một người con dâu nhưng bà lại không thể nào hòa hợp được. Mặc dù chị Linh, một nàng dâu luôn hiểu chuyện và hết lòng phụng sự mẹ chồng nhưng mọi sự cố gắng đều vô vọng.

Chị Linh với bà Xuân như nước với lửa, mặc dù chị không bao giờ muốn vậy. Bà yêu con trai, yêu cháu nhưng lại ghét nàng dâu.

Bà Xuân ghét con dâu đến mức ngay cả những việc sinh hoạt nhỏ nhặt nhất trong nhà. Thấy áo bà sứt chỉ vài chỗ, chị Linh lấy đem đi khâu lại thì bị bà gắt gỏng: “Để đấy, khi nào con gái tôi về thăm nhà nó sẽ làm giúp tôi. Hoặc tôi nhờ người giúp việc làm giùm. Cô khỏi bận tâm”.

Rồi những lúc vào ngày cuối tuần, được nghỉ ngơi, chị Linh muốn tỏ lòng hiếu thảo nên thường lên phòng bà để dọn dẹp đồ đạc cho ngăn nắp (chuyện này thường ngày đã có người giúp việc làm).

Bà Xuân phản ứng kịch liệt, bảo rằng con dâu vô phép, không hỏi ý kiến của bà mà dám làm càn, muốn “leo lên đầu bà ngồi”.

Hay những khi đi mua sắm, chị Linh luôn mang về cho bà một phần quà, nhưng không bao giờ bà nhận. Bà thẳng thừng bảo với con dâu: “Cô muốn mua chuộc tôi ư? Những món quà này tôi có thể tự mua lấy được, cô không cần phải phí tiền”.

Tuy nhiên, nếu chị Linh dửng dưng không làm thì bà cho rằng lười biếng, thấy việc mà đưa mắt ngó như không có chuyện gì.

Những khi thấy con dâu ngồi xem ti-vi hay đọc báo, bà liền mang chồng chén đĩa trong tủ ra lau chùi, miệng thì lầm bầm: “Cực thân già! Từng này tuổi cũng không được an nhàn sung sướng như người ta”.

Bà hàm ý trách móc con dâu. Dù chị Linh chỉ mới nghỉ tay sau cả giờ lau nhà, giặt giũ, rửa chén. Điều đáng nói, chồng chén đĩa men sứ ấy chẳng dơ tí nào và người giúp việc thì lau chùi liên miên.

Lúc đầu chưa hiểu được tính tình của mẹ chồng, chị Linh cố gắng thuyết phục bà bằng việc thể hiện tình cảm chân thành của mình. Nhưng dần dần thấy bà cố chấp, lại nhận được “khuyến cáo” từ chồng, nên chị Linh không muốn làm phiền long bà. Chị cố tránh tiếp xúc với bà để cho hai người “dễ thở” hơn. Mặc dù không bao giờ chị muốn vậy.

Tuy nhiên sống chung một mái nhà rất khó không chạm mặt nhau. Ngày nào không thưa hỏi thì bà bảo vô lễ, bất hiếu, “nhà hoang chết chủ”. Còn nếu hỏi han đều đặn thì bà ghép vào tội giả tạo, hình thức, bằng mặt không bằng lòng.

Chị Linh nghe hết, thấy hết cảnh đó nhưng cố nhẫn nhịn để chồng chuyên tâm làm chuyện bên ngoài xã hội, khỏi phải phân tâm việc nhà cùng lúc mà rối ren thêm.

Chồng chị hiểu tất cả. Anh thương mẹ, thương vợ, muốn cả nhà yên ấm nhưng không thể nào thay đổi được quan niệm, tính tình của mẹ mình. Dọn ra riêng ư? Thật khó khăn vô cùng vì anh là con trai duy nhất trong nhà, nếu dọn ra ngoài càng làm vợ mình thêm khó xử. Chắc chắn mẹ, các chị, em và hàng xóm sẽ cho rằng chính vợ mình đã xúi giục.

Cô Tư và cô Út mỗi lần về thăm nhà, nếu biết anh ruột mình đi công tác xa là hai người hay tìm cách “moi móc” những chuyện nhỏ nhặt trong gia đình để cố tình gây sự với chị dâu. Từ việc phòng mẹ mình bừa bộn mà chị Linh cũng không chịu làm phụ với người giúp việc một tay.

Rồi đến chiếc cúc áo của mẹ bị sứt mà chị dâu cũng không thèm khâu lại giúp… Họ còn nói xa nói gần rằng cưới về một nàng dâu “đoảng” thật vô phúc, chẳng làm được tích sự gì. Chị Linh không muốn lên tiếng, chỉ biết im lặng để ngôi nhà được dội mưa sau cơn nóng hầm hập.

Nhưng tối đó, chị về phòng đóng cửa mà khóc. Chị khóc không phải vì áp lực làm dâu, mà là vì tức tưởi khi cùng là phận phụ nữ theo chồng nhưng chẳng ai đồng cảm, chia sẻ. Chỉ có cô giúp việc hiểu chuyện, thường an ủi chị. Điều đó đã làm chị vơi đi chút ít nỗi phiền muộn trong lòng.

Một lần, bà Xuân bị bệnh đột ngột, ngất xỉu giữa đêm khuya. Người giúp việc về quê, chồng thì đi công tác tận châu Âu, nhà chỉ còn lại chị và thằng con. Hai mẹ con tức tốc gọi xe cấp cứu để đưa bà Xuân vào bệnh viện. Rồi chị túc trực suốt đêm bên giường bệnh, không dám chợp mắt vì sợ mẹ chồng xảy ra chuyện.

Sáng sớm hôm sau, khi tỉnh lại, nhìn chị Linh gà gật bên cạnh giường bệnh, bà Xuân thảng thốt rồi… quay đi nơi khác. Chị Linh sốt sắng hỏi: “Mẹ thấy khỏe chưa? Con mới mua cháo nóng, mẹ ăn đi kẻo nguội! Cháo cá lóc mà mẹ thích nhất đó”.

Bà im lìm hồi lâu, rồi lên tiếng: “Mẹ… không sao. Già rồi, bệnh tật là lẽ đương nhiên. Con rót giùm mẹ cốc nước. Mẹ… cảm ơn con. Nếu không có con và cháu, chắc giờ này mẹ đã ở bên kia thế giới”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm