| Hotline: 0983.970.780

Mẹ ki bo và khắc nghiệt với người thân

Thứ Tư 10/06/2015 , 10:02 (GMT+7)

Một trong những điểm ở mẹ mà cháu không hiểu nổi và cũng không chấp nhận được là mẹ rất ki bo với người thân và mọi thứ liên quan đến tình nghĩa nói chung.

Cô kính mến!

Cháu là con gái út và cũng là con gái một của bố mẹ. Anh trai cháu đã lập gia đình, con gái anh ấy năm nay 4 tuổi.

Bố cháu là người thụ động, chậm chạp, bù lại mẹ cháu là người làm ra cơ nghiệp. Bù và trừ mà đúng không cô? Nhưng càng bù thì cháu thấy mẹ càng ghê gớm, còn bố thì tối đi.

Chúng cháu lớn lên trong đủ đầy, nhưng chưa thấy lúc nào bố mẹ hạnh phúc. Tấm gương ấy khiến cháu sợ. Năm nay cháu đã 23 tuổi, bằng cấp xong, công việc tốt nhưng cháu không yêu đương ai cả.

Mẹ cháu hốt hoảng cứ như cháu là gái ế tới nơi. Bố thì lúc nào cũng như lúc nào, phản ứng phụ họa hoặc là ậm ừ, không quan trọng.

Cháu có cái tính mà mẹ nói là giống bà nội. Cháu không thích ăn diện, cô có tin không, mặc váy ngắn cháu chưa từng, áo hai dây cháu cũng không thể.

Cháu thấy mất tự tin thậm tệ khi ăn mặc như các bạn. Bà nội cháu là một người hay làm từ thiện chứ không mua sắm cho mình.

Cá tính cháu không đáng nói trong thư này. Cháu sẽ giữ cá tính ấy cho riêng mình, khối gì con nhà giàu mà họ vẫn khiêm tốn, không cần ai biết đến đó thôi.

Cháu viết thư cho cô để chia sẻ một băn khoăn. Cháu thấy càng ngày cháu càng khắc tính với mẹ. Một trong những điểm ở mẹ mà cháu không hiểu nổi và cũng không chấp nhận được là mẹ rất ki bo với người thân và mọi thứ liên quan đến tình nghĩa nói chung.

Ví như mẹ có thể dành số tiền rất lớn đi du lịch và ở resort, nhưng chưa bao giờ mẹ cho ngoại, cho các cậu dì xứng đáng với vị trí và sự giàu có của mẹ.

Một điểm nữa là hình như càng có nhiều tiền mẹ càng chặt chẽ hơn lên. Vì sao vậy cô? Vì sao càng giàu thì người ta càng khắc nghiệt, thật không ra làm sao cả cô ơi.

--------------------

Cháu thân mến!

Lá thư thú vị như một lời khai của một bệnh nhân với bác sĩ tâm lý dù đối tượng chính không phải là cháu. Nhưng cô nghĩ, cháu cũng có vấn đề tâm lý khi xong đại học rồi mà vẫn không yêu ai. Thời buổi ngày nay như vậy là đáng lo, mẹ cháu hốt hoảng không sai.

Trước hết nói về mẹ cháu.

Có lẽ mẹ sắc sảo khôn lanh quá nên bù trừ, mẹ đã gặp phải bố cháu chậm chạp, hiền từ, thụ động.

Thế gian đặng vợ mất chồng mà. Càng sống thì mẹ càng sắc bén, bố càng lụt đi, như chiếc dao cùn. Đó cũng là quy luật của va chạm và điều chỉnh.

Và cũng có lẽ, vì mẹ xài kỹ nên mẹ mới giàu hơn các cậu các dì chăng? Nếu phóng khoáng, ai cũng giúp, ai cũng cho thì làm sao tích lũy được tài sản kếch sù?

Cháu là người thừa hưởng cháu không thấy lúc mẹ khó khăn, đơn độc, xoay sở. Hay là mẹ có cái lý, triết lý hẳn hoi trong thái độ với đồng tiền.

Cô cũng thấy nhiều người có 9 đồng thì muốn thêm 1 đồng đển làm chẵn. Cứ thế tích tích mãi. 99 triệu, muốn thêm 1 triệu nữa để chẵn trăm. 9 tỷ, thêm 1 tỷ nữa…

Đó là cái bệnh, bệnh tâm lý của người giàu, rất khó chữa.

Có điều cháu giống bà nội, cháu có tấm lòng của phật tử nên cháu thấy mẹ chắc dạ với ngoại với bà con là cháu không ưng.

Đó là bi kịch của mẹ, con gái một của mình không thuận với mình, có khi nó không yêu ai, không lập gia đình thì bao nhiêu của nả cũng không đem lại vui sướng, thanh thản.

Về phần cháu.

Đừng nghĩ mình gồng lên để chống lại mẹ. Khác nào thần dân chống lại triều đình. Anh trai đó, anh ấy có gia đình và độc lập, phải không?

Vậy thì mình sẽ yêu và sẽ đi ra xa cái từ trường khắc nghiệt của mẹ. Nếu cháu không thích thì cháu nghĩ chi đến tài sản của mẹ. Cháu hoàn toàn có thể cùng anh báo trai hiếu cho bên nội, cho bên ngoại nếu như cháu thấy cắn rứt lương tâm.

Mẹ có ki bo thì rồi cũng sẽ là của hai anh em cháu. Mẹ không mang theo được. Đừng quá nghĩ cho mình và cho ai, hãy nghĩ đến mẹ, bực thì bực nhưng đừng xa lánh, kẻo rồi hối không kịp nhá.

Nhưng nhà mình giàu, yêu đương cẩn thận, coi chừng gặp trai đào mỏ, khi ấy còn chán hơn mẹ gặp bố nữa đó.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm