| Hotline: 0983.970.780

Mẹ tâm thần nuôi hai con điên dại

Thứ Sáu 20/04/2012 , 10:31 (GMT+7)

Khi chúng tôi đến bà Nước không có ở nhà vì bà đã đi kiếm thức ăn cho các con từ sáng sớm.

Chúng tôi tìm đến nhà người mẹ bị bệnh tâm thần nhẹ Hồng Thị Nước (53 tuổi) và hai đứa con gái điên là Hồ Bé Hai (21 tuổi) và Hồ Bé Ba (19 tuổi) ngụ tại ấp Tân Phú Thành, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau vào một ngày trung tuần tháng 4/2012. Khi chúng tôi đến bà Nước không có ở nhà vì bà đã đi kiếm thức ăn cho các con từ sáng sớm. Bà Hồng Thị Hỏn ở cạnh nhà bà Nước cho chúng tôi biết như vậy.  

Trước mắt chúng tôi là ngôi nhà của ba mẹ con có hoàng cảnh hết sức khó khăn này. Nói là ngôi nhà cho sang vậy, chứ thật ra nó giống như là một căn chòi của người dân bản xứ canh tôm. Ban ngày nằm trong nhà có thể thấy mây bay và dưới những cơn mưa thì ngồi trong nhà không khác nào ngoài sân.

Theo chân bà Hỏn chúng tôi ra phía sau nơi hai em Bé Hai và Bé Ba bị nhốt suốt mười mấy năm qua. Thấy có người đến, cả hai em mừng vui thấy rõ. Đứa thì hú hí, đứa thì vẫy tay vì hai em nghĩ rằng chúng tôi và bà Hỏn sẽ cho các em thứ gì đó để lót dạ sau bữa cơm từ chiều hôm trước.

Bà Hỏn cho biết, cả hai em đều không tự chủ được bản thân hay sinh hoạt cá nhân. Đã vậy còn ốm đau liên miên, khi thì khóc la quằn quại thất thần, lúc lại lầm lủi mỗi đứa ngồi một xó trong chiếc lồng không thèm nói chuyện với ai. Bà Hỏn rơm rướm nước mắt kể: Trong nhiều năm qua, bà không nhớ nổi Bé Hai và Bé Ba suýt chết bao nhiêu lần. Có lần hai em bị thương do nghịch dao, bị ngã do leo trèo, suýt chết đuối…Trận bỏng nặng của hai em khiến bà và người dân trong xóm lo lắng đó là lần hai em tự lấy vải mùng quấn tay mình rồi châm lửa đốt. Chỉ tay về hướng Bé Hai và Bé Ba, bà Hỏn cho biết những vết thương trên tay, chân các em là do những lần lên cơn mà không có thuốc uống các em tự cắn cho máu chảy bê bết, để lại những vết thương còn rướm máu.

Phần vì thương bà Nước sẽ đau khổ hay có thể chết đi nếu như hai đứa con là niềm hy vọng cuối cùng không còn nữa. Phần vì thương cho cái kiếp khổ của hai đứa nhỏ, hơn 10 năm trước bà con trong xóm hùn tiền lại mua vật liệu để xây một bức tường rào giống như cái chuồng heo ở phía sau nhà để nhốt Bé Hai và Bé Ba vào đó mỗi khi bà Nước vắng nhà.


Cơm nguội trộn với xoài là món ăn thường xuyên đối với các con bà Nước

Giải thích về hai sợi dây xích dưới chân các em bà Hỏn cho biết, sau khi nhốt cả hai đứa vào chuồng nhưng thỉnh thoản hai chị em vẫn trèo ra ngoài đập phá nhà cửa của mình và hàng xóm. Có lấn cả hai đứa còn cầm lửa định đốt nhà nhưng may mắn là người dân phát hiện kịp ngăn cản chúng lại. Thấy vậy bà Nước mới dùng hai sợi dây xích cột chân chúng lại trong chuồng. Cả hai em Bé Hai và Bé Ba đều bước qua cái tuổi dậy thì, vậy mà nhìn như là những đứa con nít do di căn của căn bệnh tâm thần bẩm sinh từ nhỏ.

Khoảng hơn 12 giờ, bà Nước mới về đến nhà. Tuy có mặt chúng tôi nhưng người mẹ này xem như không có ai trong nhà. Bà tất bật chuẩn bị thức ăn cho hai đứa con đang kêu la vì đói ở trong chuồng. Có lẽ hôm nay là ngày thu nhập kha khá của bà Nước vì trong túi nilon có cả xoài và vài nắm cơm nguội.

Đợi các con ăn xong bà Nước đưa chúng trở lại chuồng để nhốt, rồi bà cũng ngồi bẹp xuống cạnh chuồng nhốt con mình. Đôi mắt rưng rưng bà Nước cho biết, có lúc tui tỉnh táo nhìn thấy cảnh hai đứa con mà muốn ôm nhau cùng chết. Nhưng nghĩ lại tui không nỡ xuống tay, mà nếu như mẹ con tui còn sống thêm ngày nào thì khổ thêm ngày ấy thôi. Những suy nghĩ đó nó cứ ảm ảnh tui cả ngày lẫn đêm. Có những lúc tui lên cơn bệnh, đau nhiều lắm nhưng phải cố bò ra nơi nhốt con để ngăn cản chúng cắn xé nhau khi cơn điện bộc phát.

Tiếng nói của bà Nước nghẹn ngào, đứt quãng khi chúng tôi hỏi về người chồng xấu số của bà. Bà Nước nói trong nước mắt, “ổng chết lâu rồi. Ổng ác quá, chết chi sớm vậy để lại ba mẹ con tui lủi thủi ở đây’.

Thấy cảnh khổ của mẹ con bà Nước, bà Hỏn tuy nghèo nhưng cũng thường xuyên giúp đỡ bằng cách cho cơm ăn. Lâu lâu có đồ ăn ngon bà Hỏn cũng dành ra một phần cho ba mẹ con bà Nước. Cứ thế mà cuộc sống của gia đình bất hành này đã trôi qua mười mấy năm qua.

Ông Nguyễn Minh Đạo, Phó Phòng LĐ-TBXH huyện Phú Tân chia sẽ: Trước hoàn cảnh hết sức khó khăn của gia đình bà Nước, chính quyền địa phương cũng đang tìm biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ. Đồng thời chúng tôi cũng kêu gọi các mạnh thường quân trong và ngoài địa phương ủng hộ cho mẹ con bà Nước để cả ba có tiền điều trị bệnh”.

Gia cảnh này đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm.  Mọi sự giúp đỡ xin gởi về địa chỉ trên hoặc gửi về Văn phòng đại diện Báo NNVN tại ĐBSCL (49 Lý Tự Trọng, Ninh Kiều Cần Thơ - ĐT: 07103. 835431) chúng tôi sẽ chuyển giúp qúy vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm