| Hotline: 0983.970.780

Men vi sinh từ lý thuyết đến thực tiễn

Thứ Sáu 09/11/2012 , 14:42 (GMT+7)

Thực chất của việc dùng men vi sinh trong ao nuôi thủy sản như thế nào và thực sự men vi sinh có giải quyết được mong ước của nhà nuôi trồng thủy sản không?

Thực chất của việc dùng men vi sinh trong ao nuôi thủy sản như thế nào và thực sự men vi sinh có giải quyết được mong ước của nhà nuôi trồng thủy sản không? Đây là câu hỏi đặt ra không phải cho những người nuôi thủy sản, mà nó còn là sự đào sâu suy nghĩ của chính các nhà SX ra các sản phẩm này.

Từ lý thuyết...

Men vi sinh là sản phẩm có chứa ba thành phần chính: Vi khuẩn có lợi (có thể dạng bào tử hoặc dạng sống), các enzyme ngoại bào và các dưỡng chất cần thiết duy trì sự sống của các vi sinh. Trong ba thành phần này thì vi khuẩn là thành phần mà người nuôi phải quan tâm nhất, vì nó có thể gây hại nếu như nhà SX và người sử dụng không tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt của vi sinh.

Đứng về mặt lý thuyết thì vi sinh được đưa vào quy trình nuôi cần tuân thủ theo các yêu cầu sau: Không gây bệnh cho tôm hoặc có thể gây bệnh cho tôm, không phải là loại sinh vật trong quá trình hoạt động gây ra các khí độc trong ao, nên chọn vi sinh có lợi và không gây bệnh như Bacillus và Nitrifying bacteria. Thường là loại cần dưỡng khí, tăng trưởng tốt trong điều kiện ao nuôi và trong môi trường thay đổi lớn (như phải là loài rộng muối và chịu được điều kiện pH khắc nghiệt), có khả năng phân hủy các chất hữu cơ hoàn chỉnh không gây ra các sản phẩm trung gian gây độc cho vật nuôi, có khả năng giảm các độc tố gây hại trong hệ thống ao nuôi.


Bộ trưởng Cao Đức Phát trong một chuyến đi kiểm tra dịch bệnh tôm chết ở ĐBSCL

Cuối cùng là chúng phải có khả năng hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh khác như chúng cạnh tranh dinh dưỡng, chỗ ở làm cho vi sinh vật gây bệnh không thể phát triển quần đàn.

Bên cạnh đó, vi khuẩn trong tự nhiên là sinh vật đơn bào tăng nhanh số lượng theo thời gian bằng cách phân chia tế bào. Vi sinh vật có nhiều nhóm và có nhiệm vụ khác nhau: có loại gây bệnh, có loại được làm thuốc trị bệnh và có loại được dùng để xử lý chất thải. Vi sinh vật được sử dụng rất nhiều và lâu dài tại các nước Âu, Mỹ và Canada. Ngành công nghiệp vi sinh đem lại rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và kinh tế xã hội.

Nếu theo nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng chúng ta có thể chia vi sinh vật thành các nhóm như sau: 

Nhóm

Tên

Nguồn

Carbon

Nguồn

Thức ăn

Mẫu đại diện chủng loài

1

Chemautotrophs

Chất vô cơ

Chất vô cơ

Nitrifying bacteria

2

Chemoheterotrophs

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Bacillus sp

3

Photoautotrophs

Chất vô cơ

Ánh sáng

Cyanobacteria

4

Photoheterotrophs

Chất hữu cơ

Ánh sáng

Purple non-sulfur bacteria

Trong các nhóm này quan tâm nhất là hai nhóm đầu. Vi sinh vật ở nhóm đầu thường gọi là Nitrifying, nhóm này rất có lợi vì sẽ sử dụng NH3 làm thức ăn chuyển thành dạng NO3- là dạng không độc với động vật nuôi thủy sản, loại vi sinh vật này gọi là Nitrosomonas sp và Nitrobacter sp.

Vi sinh vật nhóm thứ hai là nhóm phải nhận ánh sáng làm năng lượng, và carbon hữu cơ làm thức ăn để phát triển giống loài là nhóm chính sử dụng để phân hủy nguồn thức ăn dư thừa trong ao nuôi thủy sản. Nhóm vi sinh này có khả năng tiết ra dịch tiêu hóa để phân hủy các Protein thành các chuỗi ngắn hơn, để hấp thụ và chuyển thành nguồn CO2 thoát ra ngoài mặt nước hoặc là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

Đến thực tiễn

Từ các nguyên lý về vi sinh vật trên chúng ta thấy rằng một loại được cho là có lợi, nhưng cũng chỉ có tính chất tương đối yêu cầu về thao tác rất cẩn thận, và môi trường nuôi cấy phải vô trùng để sản phẩm không bị nhiễm các vi sinh có hại khác. Người NTTS nước ta đã biết dùng men vi sinh gần 15 năm qua, với bao trải nghiệm và thăng trầm, nhưng để hiểu cặn kẽ về vi sinh thì gần như hạn chế và có phần máy móc.

Vi sinh vật sản sinh rất nhanh và rất dễ bị phân hóa, cho nên với một số lượng vi sinh vật cực lớn đưa vào vùng nuôi với đủ loại chế phẩm, và việc sử dụng hóa chất không đúng thì việc vi sinh vật bị biến tính, và gây độc cho vật nuôi là một vấn đề đặt ra và cần giải quyết. Thứ hai, đó là do thói quen sử dụng hóa chất không đúng làm cho vi khuẩn biến tính và tạo thành những chủng vi sinh kháng lại các hóa chất và có thể gây hại cho vật nuôi.

Nếu chúng ta thu được một tấn sản phẩm thì thải ra môi trường từ 1,2 - 1,8 tấn chất thải. Lượng chất thải này là tác nhân làm suy thoái môi trường xung quanh, gây ra nhiều tổn thất trong NTTS theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp. Để giải quyết cho vấn đề này chúng ta có nhiều giải pháp. Mà giải pháp chúng ta thường dùng từ trước đến nay là dùng men vi sinh để xử lý và mới nhất là dùng làm phân bón trong nông nghiệp.

Tóm lại men vi sinh là một loại chế phẩm rất có lợi trong NTTS góp phần làm cho môi trường nuôi trở nên thân thiện hơn với vật nuôi. Tuy nhiên, với cách quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng và cách sử dụng sản phẩm không chính xác thì hệ lụy sẽ đến là điều không tránh khỏi. Và việc cung cấp kiến thức đúng cho nông dân để họ hiểu hơn về quy trình và cách sử dụng sản phẩm là điều nên làm.

Người nuôi trồng nên hiểu ao nuôi là một hệ sinh thái thu nhỏ với nhiều mối quan hệ qua lại phức tạp chứ không phải là cái ống nghiệm để chúng ta đưa những sản phẩm hoặc giải pháp mà chúng ta nghĩ là đúng vào xử lý nhưng không kiểm soát được nó.

Hiện nay, trên thị trường có hơn 100 sản phẩm được gọi là men vi sinh với ba nguồn chính: Nhập khẩu, SX trong nước và tự SX. Nguồn nhập khẩu ở hàm lượng 1 tỷ tế bào/gram giá nhập khoảng 700.000 đồng/kg. Tính ra các chi phí cho đại lý và bán hàng thì các Cty SX sẽ lỗ, vì vậy các Cty bắt buộc phải trộn thêm các thành phần khác.

Còn các nguồn trong nước thì chất lượng không ổn định, nguồn tự SX thì dễ bị nhiễm tạp khuẩn do điều kiện SX chưa vô trùng. Bên cạnh đó, hiện nay đang có trào lưu nông dân tự ủ men để sử dụng trong ao nuôi với trình độ và trang thiết bị tại các trại nuôi thì việc nhiễm tạp khuẩn không mong muốn, và số lượng vi sinh không đủ để hoạt động là một vấn đề mà chúng ta phải cần nghiên cứu lại.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm