| Hotline: 0983.970.780

Miền Bắc đối mặt mùa đông bất thường

Thứ Tư 24/11/2010 , 10:39 (GMT+7)

Theo Trung tâm Dự báo KTTV TƯ, mùa đông năm nay được dự báo sẽ có nhiều diễn biến bất thường,...

* Điều chỉnh SX vụ ĐX 2010 – 2011.

* Chủ động phòng rét cho gia súc.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV TƯ, mùa đông năm nay được dự báo sẽ có nhiều diễn biến bất thường, nguy cơ rét đậm, rét hại có nhiều khả năng sẽ diễn ra nghiêm trọng. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp đang gấp rút chuẩn bị các phương án đối phó. 

Nguy cơ băng tuyết, sương muối

Nhận định của Phòng Dự báo hạn vừa, hạn dài (Trung tâm Dự báo KTTVTƯ) cho thấy mùa đông năm nay có diễn biến bất thường ngay từ sớm, khi từ cuối tháng 10, đầu tháng 11/2010 đã xuất hiện các đợt không khí lạnh. Theo thống kê, đây là năm không khí lạnh xuất hiện sớm nhất kể từ năm 1978 đến nay.

Hiện tại, giai đoạn lạnh nhẹ đầu mùa, với nền nhiệt độ chênh lệch ngày – đêm kèm theo độ ẩm xuống thấp sắp vào giai đoạn kết thúc. Dự báo sang đầu tháng 12/2010, miền Bắc sẽ bước vào giai đoạn rét đậm. Thống kê, các đợt rét đậm đầu tiên hàng năm thường xuất hiện vào khoảng 25-26 tháng 12. Tuy nhiên năm nay, dự báo các đợt rét đậm xuất hiện đầu tiên có khả năng sẽ đến sớm hơn trung bình nhiều năm (TBNN).

Vì vậy, mùa đông năm nay dự báo cũng sẽ kết thúc sớm hơn mọi năm. Quãng thời gian rét đậm sẽ tập trung từ tháng 12/2010 đến tháng 1/2011. Rét đậm vào cuối vụ ít có khả năng xuất hiện. Đến cuối tháng 3/2011, ít còn khả năng có rét đậm với nhiệt độ trung bình ngày dưới 20 độ như từng xuất hiện các năm trước.

Vào quãng thời gian xẩy ra rét đậm từ tháng 12/2010 đến tháng 1/2011, dự báo số đợt gió mùa và không khí lạnh tăng cường sẽ cao hơn mức TBNN (thường 20 đợt gió mùa). Vì vậy, số đợt rét đậm (nhiệt độ trung bình ngày/đêm xuống dưới 15 độ) sẽ xuất hiện nhiều hơn mọi năm, với khoảng trên 5 đợt rét đậm (các năm từ 3-4 đợt). Đồng thời, thời gian mỗi đợt cũng kéo dài hơn mức TBNN.

Dự kiến, mùa đông năm nay mỗi đợt rét đậm có thể kéo dài từ 5-7 ngày (thông thường chỉ từ 3-4 ngày/đợt). Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia Khí tượng thì thời gian các đợt rét gối đầu nhau liên tục sẽ không kéo quá dài nghiêm trọng như mùa rét năm 2007-2008 (lên tới 38 ngày).

Đáng chú ý là ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, nền nhiệt độ trung bình ngày đêm dự báo sẽ xuống rất thấp, có thể dưới 10oC (mức TBNN thường từ 10-12oC trở lên). Ở khu vực vùng núi phía Bắc, nhiệt độ trung bình ngày/đêm thấp nhất có thể xuống dưới mức 5oC. Đặc biệt, tại một số thời điểm nhiệt độ tuyệt đối có thể hạ thấp xuống 1-2oC. Một số khu vực ở các tỉnh MNPB như Sìn Hồ (Lai Châu); Sapa, Mù Cang Chải (Lào Cai); cao nguyên Trùng Khánh (Cao Bằng); khu vực Mẫu Sơn (Lạng Sơn)... dự báo sẽ có rét hại, nhiều khả năng xuất hiện băng tuyết, đặc biệt hiện tượng sương muối sẽ hoạt động mạnh.

Đối với lượng mưa, dự báo sẽ đạt dưới 10 ml/tháng, chỉ xấp xỉ mức TBNN và khó có khả năng tạo được dòng chảy. Các con sông thuộc khu vực Trung du, MNPB vốn thiếu hụt lượng mưa từ mùa mưa, sẽ tiếp tục đối diện với nguy cơ thiếu nước trầm trọng hơn. 

Tăng tối đa trà xuân muộn

Trước dự báo mùa đông có nhiều diễn biến bất thường, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) vừa có kế hoạch chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lịch thời vụ cũng như cơ cấu giống, kỹ thuật... nhằm chủ động đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới SX vụ ĐX năm 2010 – 2011. Do các đợt rét đậm dự báo sẽ diễn ra từ tháng 12/2010 đến tháng 1/2011 trùng vào thời gian gieo cấy vụ ĐX 2010 – 2011 nên Cục Trồng trọt hướng dẫn các địa phương miền Bắc cần gieo mạ tập trung trong khoảng 7-10 ngày. Việc gieo mạ cần đặc biệt chú trọng che phủ nilon, vừa chống rét vừa hạn chế rầy trên mạ non. Đồng thời, các tỉnh cần có kế hoạch gieo mạ dự phòng với tỉ lệ từ 5 – 10% bằng các giống lúa ngắn ngày để ứng phó kịp thời nếu gặp rét đậm rét hại xẩy ra.

Do mùa đông được dự báo sẽ kết thúc sớm hơn mọi năm, nên cơ cấu trà gieo cấy cần thay đổi theo hướng tăng tối đa diện tích gieo cấy trà xuân muộn bằng các giống lúa ngắn để tránh rủi ro do rét đậm, rét hại gây ra. Thời gian gieo mạ trà xuân muộn phải tập trung sau tiết Đại hàn, cụ thể từ ngày 25/1/2011 đến 10/2/2011. Thời gian cấy cần tập trung sau tiết Lập xuân từ 8/2/2011 đến 25/2/2011, phấn đấu cấy xong trước ngày 28/2/2011.

Phòng Dự báo trung vài dài hạn (Trung tâm Dự báo KTTV TƯ) cho biết từ nay đến cuối năm 2010, thời tiết các tỉnh khu vực Trung và Nam Trung bộ vẫn còn có khả năng xẩy ra mưa lớn và lũ lụt. Khu vực Tây Nguyên và Nam bộ mưa cuối vụ sẽ kéo dài và diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó từ nay đến cuối năm, bão và ATNĐ vẫn còn có khả năng xuất hiện và hoạt động trên khu vực Biển Đông, cụ thể có khoảng từ 2 - 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam và sẽ ảnh hưởng chủ yếu tới Trung bộ. Vì vậy các địa phương miền từ Trung đến Nam Trung bộ và Tây Nguyên vẫn cần đề phòng cảnh giác.
Tỉ lệ diện tích trà xuân muộn ở ĐBSH phải đạt từ 95-97%, tập trung vào 2 nhóm giống: nhóm năng suất cao, chất lượng vừa (như Khang dân 18; ĐB5; ĐT6; DT37; Nhị ưu 838; HTY83; Khải phong 1, TH3-3;...) và nhóm năng suất khá, chất lượng cao (như HT1; BT7; BC15; HYT100; HT6...). Đối với vùng Bắc Trung bộ, cần phấn đấu đưa trà xuân muộn đạt ít nhất 60% diện tích. Thời gian gieo mạ trà xuân muộn tập trung từ ngày 10 đến 20/1/2011, cấy từ ngày 1 đến 10/2/2010...

Ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, trên đây chỉ là kế hoạch ban đầu. Trong trường hợp xẩy ra rét đậm, rét hại dưới 15oC đúng vào thời gian gieo cấy, Cục sẽ có công văn đề nghị các địa phương tạm dừng cấy, đề phòng việc mạ chết ngay sau khi cấy như nhiều năm trước. Cũng theo ông Ngọc, hiện tượng mùa đông lạnh hơn nhiều năm, lại kết thúc sớm cũng là dấu hiệu khả quan vì cứ năm nào rét đậm đầu vụ thì thường được mùa. Việc rét đậm kết thúc sớm cũng sẽ tạo điều kiện cho lúa non phát triển thuận lợi. 

Cũng nhằm chủ động đối phó với rét đậm rét hại có khả năng xẩy ra trên diện rộng tại các tỉnh Trung du MNPB, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cũng đã có Chỉ thị số 3589/CT-BNN-CN gửi UBND các tỉnh phía Bắc đề nghị các tỉnh nhanh chóng xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn gia súc trong vụ ĐX 2010-2011. Các địa phương cần chủ động hướng dẫn nông dân củng cố chuồng trại, dự trữ thức ăn khô như rơm rạ, cỏ khô...  

Các hộ gia đình cần phải có tối thiểu 1 cây rơm rạ đảm bảo bình quân từ 5-7kg/con/ngày. Các địa phương phải theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, nếu dự báo nhiệt độ xuống dưới 12oC thì hướng dẫn quyết liệt, không để nông dân đưa trâu bò làm việc và chăn thả mà phải đưa về chuồng nhốt. Trong trường hợp xấu xẩy ra chết gia súc vì rét, phải kịp thời tổng hợp, báo cáo ngay cho Bộ NN-PTNT để kịp thời hỗ trợ khắc phục.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm