| Hotline: 0983.970.780

Miền Bắc sẽ gieo cấy trên 1 triệu ha lúa đông xuân

Thứ Ba 22/10/2019 , 09:59 (GMT+7)

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, diện tích lúa đông xuân toàn miền Bắc sẽ giảm khoảng 11,4 nghìn ha so với cùng kỳ năm ngoái.

Tập trung sản xuất vụ đông

Ngày 22/10, tại Hà Nam, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị sơ kết SX vụ hè thu, vụ mùa 2019 và triển khai sản xuất vụ đông xuân 2019 – 2020.

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu tại hội thảo.

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, qua theo dõi, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa 2019. Nhiều tỉnh đã gắn theo chuỗi vụ mùa và vụ đông, do vậy sớm có các biện pháp chỉ đạo cụ thể, phù hợp về thời vụ, cơ cấu giống, kỹ thuật. Trong khi đó, sâu bệnh hại được đánh giá là vụ có mức gây hại nhẹ nhất trong 4-5 năm gần đây.

Năm 2019, diện tích gieo cấy lúa vụ hè thu tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt 174 nghìn ha, năng suất khoảng 44,9 tạ/ha, với tổng sản lượng đạt 782 nghìn tấn.

Tại miền Bắc, vụ mùa 2019 gieo cấy đạt 1.078 nghìn ha, giảm khoảng 27,9 nghìn ha so với cùng kỳ 2018. Theo ông Định, nguyên nhân là do một số diện tích bị hạn hán không gieo cấy. Trong khi đó, nhiều diện tích cấy lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang cây rau màu, cây ăn quả lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thu hoạch lúa vụ mùa 2019 tại Thanh Miện, Hải Dương. 

Năng suất vụ mùa các tỉnh phía Bắc ước đạt 50,7 tạ/ha. Toàn miền Bắc sản lượng lúa mùa ước đạt 5,47 triệu tấn (giảm 22,4 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2018). Nguyên nhân chủ quan, ông Định cho biết, hầu hết các địa phương đều có tình trạng nông dân bỏ ruộng không gieo cấy vụ mùa, diện tích bỏ hàng nghìn ha.

Về cây vụ đông, các tỉnh phía Bắc đã gieo trồng khoảng 285 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích gieo trồng lớn như: Thái Bình, Hà Nội khoảng 30 nghìn ha; Hải Dương 26 nghìn ha; Vĩnh Phúc gần 15 nghìn ha; Bắc Giang 14 nghìn ha…

Từ nay đến cuối vụ, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương thực hiện tốt các chính sách sản xuất rau an toàn theo VietGAP. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ rau an toàn để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá ổn định. Tăng hiệu quả kinh tế cho vùng sản xuất RAT và khuyến cáo mở rộng diện tích.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, các tỉnh cần đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất vụ đông. Do vụ mùa thu hoạch sớm, các địa phương có điều kiện thuận lời để sản xuất vụ đông sớm.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là mực nước các hồ thủy lợi đang ở mức thấp. Ngành thủy lợi cần theo dõi sát sao, cung cấp đủ nước giúp người dân yên tâm sản xuất.

Khó khăn nguồn nước

Về vụ đông xuân 2019 – 2020, toàn miền Bắc dự kiến gieo cấy 1,105 triệu ha, giảm khoảng 11,4 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước. Theo ông Định, các tỉnh cần chỉ đạo thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống phù hợp với tình hình thời tiết và diễn biến thị trường.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Vụ đông xuân tới sẽ gặp tiết “đại hàn”, có tần suất rét đậm cao nhất trong năm. Chính vì vậy, cần bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, đảm bảo lúa phân hóa đòng và trỗ gặp thời tiết thuận lợi.

“Cần đặc biệt lưu ý với những giống mẫn cảm với nhiệt độ thấp để bố trí khung thời vụ thích hợp đối với từng địa phương và thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của đơn vị cung ứng giống”, ông Định nhấn mạnh.

Tổng cục Thủy lợi nhận định, những tháng đầu 2020, lượng mưa toàn miền Bắc giảm 10 – 25% so với trung bình nhiều năm. Dung tích trữ trong các hồ thủy lợi đạt trung bình 83% dung tích thiết kế. Cá biệt tại tỉnh Điện Biên, con số này mới chỉ đạt 50%.

Toàn cảnh hội nghị. 

Theo đơn vị này, với khả năng trữ các hồ thủy điện và tình trạng hạ thấp mức nước hạ du hệ thống sông vẫn đang diễn ra, việc cung cấp nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân sẽ gặp khó khăn.

Tổng cục Thủy lợi cho biết, đã và đang xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020. Trong đó, xác định khả năng ảnh hưởng đến từng vùng để có giải pháp cụ thể, giảm thiểu ảnh hưởng tới sản xuất và dân sinh.  

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm