| Hotline: 0983.970.780

Miến dong sạch phục vụ tết

Thứ Năm 20/12/2018 , 09:47 (GMT+7)

Thôn Lại Trạch (xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) nổi tiếng với nghề làm miến dong. Càng gần đến ngày Tết Nguyên đán, nơi đây càng trở lên hối hả, khẩn trương.

08-44-30_nh_1
Cơ sở sản xuất miến dong của gia đình anh Phạm Ngọc Long với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Từ xưa đến nay, miến dong Lại Trạch có thương hiệu theo kiểu hữu xạ tự nhiên hương. Các thương lái ở nơi khác đến đây lấy hàng đều không muốn chuyển sang làng miến khác nữa, bởi miến dong Lại Trạch luôn có mùi vị riêng, khi nấu lên có vị ngon đặc trưng. Và để làm được điều đó thì làng luôn có bí quyết truyền đời. Ngay cả người dân thôn khác trong xã muốn học nghề để làm cũng không sao “học lỏm” được những bí quyết ấy.

Ông Phạm Xuân Thực, Quyền Trưởng thôn Lại Trạch cho biết: Nghề làm miến dong của Lại Trạch đến nay đã có truyền thống gần 50 năm, là niềm tự hào đối với người dân trong thôn. Thôn Lại Trạch hiện có khoảng 20 hộ sản xuất và còn phát triển sang một số hộ ở thôn Từ Tây tạo việc làm trên 400 lao động thường xuyên với mức thu nhập 250.000 - 300.000 đồng/người/ngày công.

Làm miến đã trở thành nghề làm giàu của người dân, sản phẩm làm ra tạo được thương hiệu trên thị trường. Mong muốn lớn nhất của những hộ làm miến ở đây là sản phẩm sớm được công nhận nhãn hiệu tập thể, qua đó, giúp quảng bá sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng

Bí quyết chế biến miến ngon của những người làm nghề trong làng là chọn bột dong riềng chuẩn, đánh đủ bột chín, không dùng hóa chất tạo màu, chỉ sử dụng nước sạch trong chế biến và tuyệt đối không dùng bột dong riềng Trung Quốc.

08-44-30_nh_2
Người làm nghề nơi đây hoàn toàn phơi bánh tự nhiên, không sấy hay bảo quản nhưng sản phẩm vẫn đẹp sợi, bảo quản được vài tháng mà không bị mốc hỏng

Theo anh Phạm Ngọc Long, một cơ sở sản xuất miến trong thôn: “Một trong những bí quyết chế biến miến ngon của những người làm nghề trong làng luôn là tìm đúng nguồn nguyên liệu, sản xuất theo đúng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên liệu làm miến ở đây chủ yếu là bột củ dong được đặt hàng và nhập về từ một số địa phương trong tỉnh như: Khoái Châu, Văn Giang… và các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Tuyên Quang…

Nhà làm miến khi đã đặt mua hàng, chọn được loại bột vừa ý là nhập hàng lâu dài. Để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, có miến ngon giữ chân khách, một số cơ sở còn mua lượng lớn củ dong về lưu trữ để có đủ bột dong riềng chuẩn dùng cho chế biến miến cả năm. Nếu mua không đúng mùa thu hoạch củ dong thì người tiêu thụ sẽ rất dễ ăn phải loại miến làm từ bột Trung Quốc. Bột chuẩn là loại bột nguyên chất 100% được tinh chiết từ củ dong riềng. Dấu hiệu nhận biết bột dong riềng chuẩn là sờ vào sẽ thấy mát tay, xoa vê thấy có cát bột".

Anh Long chia sẻ thêm: Bột dong sau khi nhập về được chế biến, lọc lấy tinh bột rồi mới tráng qua nồi hơi để ra sản phẩm “bánh miến”. Bánh miến được đem phơi ráo rồi mới tiếp tục cho vào máy cắt thành những sợi miến thành phẩm như vẫn thấy trên thị trường. Đặc biệt, trong quá trình chế biến phải luôn đảm bảo phóng trộn đúng tỷ lệ bột chín/bột bằng 1/10. Phóng trộn bột sống/chín không đúng tỷ lệ đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sợi miến sau ra lò. Cùng đó, nước cho chế biến miến dong phải là nguồn nước sạch đã được cơ quan chuyên ngành kiểm tra, đánh giá đạt tiêu chuẩn.

08-44-30_nh_3
Khách tới mua hàng của gia đình anh Long đều rất ưng ý về chất lượng sản phẩm

Ông Nguyễn Văn Minh, chủ hộ sản xuất miến khác cho biết: “Miến dong Lại Trạch luôn có màu trắng lục của bột dong riềng tinh chất, sợi miến thành phẩm vừa trong, vừa dai, khi ăn vừa mềm sợi lại có độ giòn tự nhiên, mùi thơm đúng vị do không sử dụng hóa chất tạo màu. Tuy nhiên, để không sử dụng hóa chất mà vẫn tạo được màu miến dong hợp thị hiếu người tiêu dùng, các chủ nghề chế biến miến dong làng Lại Trạch đã phối trộn với tỷ lệ 2 lít kẹo đắng/2,5 tấn, sợi miến làm ra sẽ mang màu vàng chanh hoặc da lươn. Các chất tạo màu này đều có nguồn gốc hữu cơ an toàn thực phẩm. Đặc biệt, người làm nghề nơi đây hoàn toàn phơi bánh tự nhiên, không sấy hay bảo quản nhưng sản phẩm vẫn đẹp sợi, bảo quản được vài tháng mà không bị mốc hỏng”.

Ông Minh cho biết thêm: “Miến của chúng tôi hiện đang được xuất bán khắp cả nước, từ Hà Nội, Bắc Giang, Yên Bái cho tới tậnVũng Tàu. Trong đó, lượng khách quen chiếm đến 90%. Mọi người mua miến của gia đình tôi về sử dụng và rất hài lòng về mẫu mã cũng như chất lượng. Và trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, gia đình tôi dự kiến sẽ xuất bán ra thị trường khoảng 60 tấn”.

 

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.