| Hotline: 0983.970.780

Miền Trung rộn ràng nghề biển

Thứ Hai 14/02/2011 , 10:09 (GMT+7)

Thời tiết đầu năm rất thuận lợi, nắng ấm, biển yên, sóng lặng là điều kiện tốt để bà con ngư dân ra khơi đánh bắt thủy hải sản.

Tại miền Trung đầu năm Tân Mão - 2011 thời tiết rất thuận lợi, nắng ấm, biển yên, sóng lặng là điều kiện tốt để bà con ngư dân ra khơi đánh bắt thủy hải sản đầu năm.

Tại các làng chài, bến cảng những ngày qua ngư dân đã hối hả mua sắm nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cùng với việc tổ chức lễ hội ra quân nghề cá năm 2011 thu hút hàng chục nghìn ngư dân, đã có nhiều chuyến tàu xuất bến ra khơi với quyết tâm cao, giành thắng lợi lớn ngay vụ ra quân đầu mùa!

Tất cả cho ngày ra quân đầu năm!

Quảng Nam tính đến thời điểm này có khoảng gần 4.000 tàu, thuyền lớn nhỏ tham gia đánh bắt trên biển. Nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, thời gian qua, ngư dân toàn tỉnh đã thành lập hàng trăm tổ đoàn kết để sát cánh bên nhau trong mọi tình huống. Tại các xã Tam Giang, Tam Tiến huyện Núi Thành, Tam Thanh, TP Tam Kỳ, Duy Hải, Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, hàng nghìn ngư dân đã và đang khẩn trương cho vụ đánh bắt đầu mùa. Cảng cá Tam Giang khí thế rộn rã. Xe cộ chở vật dụng, nhu yếu phẩm phục vụ nghề biển, tấp nập ra vào cảng.

Người người trên bến, dưới thuyền hối hả, phương tiện nổ máy ầm ĩ sẵn sàng xuất phát ra khơi. Theo Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành, những ngày qua đã có hàng trăm tàu xuất bến ra khơi. Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi - Trần Em, cho biết, toàn huyện có hơn 2.100 tàu thuyền; trong đó có hơn 1/3 là tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Nhiều ngư dân khẳng định, với thời tiết này thắng lớn trong vụ ra khơi đầu năm là điều chắc chắn.

Tiến ra ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa!

Tại bãi biển Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thanh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngay từ ngày 5-2 (mùng 3 Tết Nguyên đán Tân Mão), tại cửa biển Sa Huỳnh, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và Hội nghề cá xã Phổ Thạnh đã long trọng tổ chức lễ hội ra quân nghề cá đầu xuân 2011. Lễ hội ra quân nghề cá năm nay được tổ chức khá chu đáo cả phần lễ và phần hội. Sau lễ cúng tế thần Nam Hải tại Lăng Ông có tổ chức hát bả trạo, hát sắc bùa, múa lân, kéo co, bóng chuyền, báng đá, đẩy gậy, nhảy bao bố… chương trình văn nghệ với các ca khúc mừng Đảng-mừng xuân mới..., tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho ngư dân địa phương trong dịp đầu xuân.

Đáng chú ý, ngay trong ngày lễ hội này đã có hơn 30 chiếc tàu thuyền của ngư dân xã Phổ Thạnh đại diện cho hơn 600 chủ tàu thuyền của xã đã lần lượt xuất bến ra khơi trong tiếng trống thúc giòn giã của nhân dân địa phương. Theo ông Nguyễn Kỳ - Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, toàn xã có trên 800 tàu thuyền với tổng công suất hơn 102.000CV, trong đó tàu có hơn 500  tàu công suất từ 150CV trở lên. Trong năm 2010, tàu thuyền trong xã đã đánh bắt được 35.500 tấn hải sản các loại với doanh thu lên đến hơn 200 tỉ đồng. Nhiều ngư dân Sa Huỳnh đã giàu lên từ biển với mỗi năm thu về hàng tỉ đồng. Riêng hàng ngàn lao động trực tiếp đi biển có thu nhập từ 30-40 triệu đồng/năm. Được mùa, ngư dân Sa Huỳnh đã có một cái Tết ngập tràn niềm vui và họ đang tiếp tục hồ hởi với khí thế ra quân đầu năm này.

Trong khi đó, tại đảo Lý Sơn, rồi làng chài xã Tịnh Kỳ huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, đảo Cù Lao Chàm, âu thuyền Hông Triều và các làng chài ven biển tỉnh Quảng Nam cũng như tại âu thuyền Thọ Quang, TP Đà Nẵng... những ngày qua đã có hàng trăm tàu thuyền công suất lớn của ngư dân đồng loạt ra khơi thẳng tiến về ngư trường quen thuộc Trường Sa và Hoàng Sa mở đầu cho một mùa đánh bắt hải sản mới.

Thắng lớn ngày đầu năm!

Càng khí thế hơn, ngay chuyến ra khơi đầu năm bà con ngư dân đã trúng đậm. Theo ông Trần Em, toàn huyện Đức Phổ có hơn 2.100 tàu thuyền; trong đó có hơn 1/3 là tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Chỉ tính riêng sau Tết Nguyên đán đến nay bà con ngư dân huyện Đức Phổ đã đánh bắt được hơn 1.500 tấn hải sản các loại. Chúng tôi còn được biết, ngay trong Tết, tỉnh Quảng Ngãi đã có 25 tàu cá, hơn 400 ngư dân đánh bắt ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và trong số đó đã có nhiều tàu cá trúng đậm. Cụ thể những ngày vừa qua cùng với việc xuất quân ra khơi, không ít những chuyến tàu cập bến mang về thủy hải sản đầy ắp. Như tại cảng Sa Kỳ ngay ngày mùng 6 Tết, tàu cá QNg 95895 TS của thuyền trưởng Nguyễn Văn Leo ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn với 8 ngư dân đã trở về mang theo hơn 4 tấn cá chuồn sau nửa tháng đánh bắt. Đây là chiếc tàu đầu tiên từ Hoàng Sa trở về trong năm mới Tân Mão 2011. Hay như tàu cá QNg 67234 TS có công suất 90 mã lực của ông Lê Tấn Nhung cập cảng đã trúng đậm với đủ loại thủy hải sản như cá chim, cá thu, cá hố, cá cơm, cá chuồn đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Trong khi đó, tại các xã ven biển Bình Minh, Bình Nam, Bình Hải huyện Thăng Bình; Tam Thanh TP Tam Kỳ; Tam Tiến, Tam Hải huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam đã có hàng trăm tàu thuyền hành nghề trên các bãi bãi ngang đã trúng đậm các loại cá đặc sản như cá rựa, cá thu…

Khí thế ra khơi đầu năm đang tràn ngập trên tất cả các bên cảng, làng chài của miền Trung. Ngư dân hồ hởi, cờ đỏ sao vàng tung bay trên khắp vùng biển đông thuộc chủ quyền của tổ quốc thiêng liêng. Những hải sản đầu năm các ngư dân đánh bắt được, không chỉ đem lại nguồn thu ngập đáng kể cho họ mà đó còn là món quà của biển đầy ý nghĩa trong những ngày đầu xuân.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm