| Hotline: 0983.970.780

Minh bạch thông tin mới hạn chế khiếu kiện

Thứ Tư 07/11/2012 , 10:00 (GMT+7)

Nên quy định rõ việc công khai quy hoạch sử dụng đất, thay việc “thu hồi” bằng “trưng mua, trưng dụng”, giải phóng mặt bằng đến đâu chuyển mục đích và sử dụng đến đó...

Nên quy định rõ việc công khai quy hoạch sử dụng đất, thay việc “thu hồi” bằng “trưng mua, trưng dụng”, giải phóng mặt bằng đến đâu chuyển mục đích và sử dụng đến đó, tránh lãng phí, quy hoạch treo… là những nội dung mà các ĐB đóng góp xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chiều qua (6/11).

Tránh “đánh đồng” mục đích

Tại tổ TP Hồ Chí Minh, ĐB Lê Trọng Sang nhắc lại khái niệm về “thu hồi” đất. Ông Sang cho rằng, Luật Dân sự năm 2005 quy định quyền sử dụng đất là tài sản, là hàng hóa đặc biệt. Vì vậy, không thể gọi là “thu hồi” khi người dân đang sử dụng tài sản một cách hợp pháp. Cụm từ “thu hồi” như sự cào bằng giữa người chấp hành tốt và người chấp hành không tốt. “Quyền thu hồi đất chưa được quy định trong Hiến pháp 1992, đề nghị cần sửa đổi Luật theo hướng nhà nước “trưng mua, trưng dụng” quyền sử dụng đất. Cần xây dựng Luật Trưng mưa, trưng dụng và tài sản khác gắn liền với đất”, ĐB đề nghị.


Công khai quy hoạch sử dụng đất được kỳ vọng sẽ giảm khiếu kiện của dân

Về việc bồi thường cho người sử dụng đất, ông Sang cho rằng, pháp luật hiện hành cho phép thu hồi theo cơ chế hành chính. Nhà nước thu hồi cho QP-AN theo phương thức áp khung giá. Điều này bất cập ở chỗ giá đền bù thấp hơn giá thị trường. “Khung giá đất Chính phủ quy định cao nhất 81 triệu/m2, thực tế có thửa đất bán hàng trăm triệu, Hà Nội có nơi bán cả tỷ đồng/m2, tạo ra khoản địa tô chênh lệch rất lớn, trong khi DN kinh doanh bồi thường theo giá thị trường. Trên cùng 1 thửa đất có 2 giá đền bù khác nhau dẫn tới tranh cãi và khiếu kiện”, ông Sang phân tích.

Từ lập luận trên, ĐB Sang đề nghị thu hẹp phạm vi nhà nước thu hồi đất QP-AN…, có quy định rõ để tránh “đánh đồng” dự án QP-AN với các dự án mang mục đích kinh doanh. Các dự án khác thì áp theo khung giá “sát với giá thị trường”.

Liên quan đến giá đất nông nghiệp, Trưởng đoàn ĐB TP Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Lập cho rằng, cần áp dụng phương pháp thặng dư định giá đất nông nghiệp, vì khiếu kiện chủ yếu lĩnh vực này. Địa phương có tốc độ phát triển đô thị nhanh, không có DN nào đi mua đất để đầu tư vào nông nghiệp, mà chủ yếu kinh doanh BĐS.

Công khai quy hoạch sử dụng đất

Liên quan đến vấn đề khiếu kiện trong tranh chấp và đền bù đất đai, ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do thông tin về quy hoạch đất chưa minh bạch. “Việc khiếu kiện đất đai bắt nguồn từ việc cung cấp thông tin. Quy định về việc công khai minh bạch đã được đặt ra nhưng chưa đủ. Trong thời gian dài thông tin về quy hoạch sử dụng đất là độc quyền của một nhóm người là những người làm trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai. Nhóm người có thông tin tạo ra bất ổn về thị trường BĐS. Đón quy hoạch, họ đầu cơ trục lợi, chỉ người dân chịu thiệt thòi vì thiếu thông tin. Do đó cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân tổ chức trong thông tin về quy hoạch sử dụng đất”, ĐB nói.

ĐB Đào Thị Xuân Lan (đoàn Hưng Yên) cũng cho rằng, việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều dự án treo, trong khi người dân thiếu đất sản xuất. Đây là vấn đề nhức nhối dẫn đến khiếu kiện. Bà Lan đề nghị cần bổ sung thêm một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng vào Luật Đất đai để đảm bảo tính công khai minh bạch.

Cũng về vấn đề này, ĐB Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, thu hồi đất phải minh bạch với dân. Thu hồi bao nhiêu, giá bao nhiêu, bố trí tái định cư, khai thác quỹ đất để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Nếu làm tốt những vấn đề trên thì việc khiếu kiện về đất đai sẽ được hạn chế.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.