| Hotline: 0983.970.780

“Mổ bụng” Con Voi tìm đá đỏ

Thứ Năm 08/07/2010 , 07:00 (GMT+7)

Rừng bị tàn sát chưa kịp hồi sinh, cây cối bị thiêu rụi chưa kịp mọc lại, thì nay dãy núi Con Voi thêm một lần nữa phải hứng chịu cơn lốc tìm đá đỏ. Vì tiền người ta đang dần xóa sổ khu rừng đầu nguồn lớn nhất nhì Yên Bái.

Rừng bị tàn sát chưa kịp hồi sinh, cây cối bị thiêu rụi chưa kịp mọc lại, thì nay dãy núi Con Voi thêm một lần nữa phải hứng chịu cơn lốc tìm đá đỏ. Vì tiền người ta đang dần xóa sổ khu rừng đầu nguồn lớn nhất nhì Yên Bái.

>> Dựng nhà, trồng lúa giữa rừng phòng hộ
>> Lâm tặc ''vặt trụi'' rừng Con Voi

Giấc mơ màu hồng

Từ ngã ba xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên chỉ cách bãi đá đỏ trên 10km, lần theo con suối đục ngầu màu đất chúng tôi tìm lối vào công trường đá đỏ. Mới đến chân núi (cách bãi đá 3km) tiếng máy nổ đã vang vọng khắp núi rừng vốn tĩnh lặng, âm u. Bên dưới bãi đá là những ngôi nhà sàn của người dân, phần lớn là bà con dân tộc Dao, dưới gầm nhà sàn la liệt hàng trăm xe máy của dân đào đá gửi do một nhóm người trông có vẻ như cán bộ nói cười huyên náo đứng trông coi. Đa số dân đào đá là người trong xã và người dân các xã lân cận thuộc huyện Lục Yên. Song, cũng có cả dân đào đá đỏ chuyên nghiệp từ Nghệ An, Bình Dương...

Trên đường đi, chúng tôi gặp một nhóm khoảng 10 người dân địa phương trên bãi đá xuống nghỉ trưa ăn cơm. Trong lúc trao đổi họ cho biết: "Tất cả phụ thuộc vào may mắn, ở đây có người đào cả tháng chưa nhìn thấy viên đá nào, cũng có người cuốc vài nhát đã thấy, cũng có người chưa biết màu sắc, mặt mũi viên đã ra sao đã bị đá đè chết”(?) Cách đây 2 tháng, rộ lên tin đồn có người trúng quả được viên đá tiền tỷ nên giang hồ khắp nơi ùn ùn kéo về bãi đá, người dân trong xã làm xong mùa vụ cũng tranh thủ đào xới, khi đông nhất bãi đá chứa tới cả nghìn người.

Công cuộc đãi cát tìm vàng

Chuyện đào đá quý cũng y hệt vào rừng chặt gỗ, rất tự do cứ coi bãi đá như của chung vì không có ai quản, muốn đào ở đâu thì đào, miễn là không đào vào địa phận đã được cắm mốc hay được phát quang của người khác. Còn đối với các ông trùm (ông chủ), họ thuê quân vào đông và có máy móc hỗ trợ thì phải thông qua chính quyền xã Khánh Hòa. Cầm trên tay viên đá đỏ rạn nứt, anh Bàn Văn Lập quê ở Khánh Hòa bộc bạch: “Toàn là xỉ thôi. Khổ lắm đội tôi kiếm cả tháng, mòn ngón tay mới được một viên, mang đi bán thì chẳng biết bán ở đâu? Để mãi thì lấy đâu ra tiền chia cho anh em, đành bán rẻ”.

Bàn Văn Lập quảng cáo viên đá đỏ bọc

Đại công trường giữa rừng

Để mục sở thị đại bản doanh của dân đào đá, chúng tôi hóa trang thành những tay buôn đá quý rồi cuốc bộ xuyên rừng. Thật không thể tin nổi, ngay giữa núi rừng mà có cả mấy trăm người đang rầm rập “mổ bụng” núi Con Voi tìm đá quý. Già trẻ gái trai, lục lâm thảo khấu đủ cả. Người cầm cuốc, người xà beng hùng hục đục khoét vào lòng núi. Đứng trên mỗi giếng đá là các ông chủ chỉ tay năm ngón quát tháo loạn xạ, những vòi rồng phun nước với sự hỗ trợ của máy khoan bê tông khiến nơi đây hỗn loạn như cái chợ vỡ.

Đến gần mỗi giếng trông như hố bom sâu tới 4m và rộng 5m, dưới hố bom nhân tạo đó, những "ong thợ" đang cần mẫn xúc từng xẻng đất hất lên, họ nhẫn tâm đục sâu vào gốc nhiều cây gỗ lớn vô tội khiến chúng bất lực nghiêng mình đổ xuống. Cây này đè lên cây kia tang tóc như có một cơn bão vừa càn quét qua. Những búi nứa rộng hàng chục mét vuông cũng bật gốc nằm chỏng trơ chờ chết. Chúng tôi choáng ngợp trước một “đại công trường” sôi động y hệt phim trường quay phim "Xác ướp Ai Cập".

Rừng bị đào xới tan hoang như một công trường

Bãi đá có khoảng trên dưới 50 đội, đội ít thì 5- 7 người, nhiều thì lên tới vài chục người. Qua các vật dụng hỗ trợ như cuốc, bay, xẻng thì đất đá cũng nhão nhoét như nồi cháo chè. Hết lớp này đến lớp khác, họ đào sâu vào trong lòng núi Con Voi, rồi bắc ống nước bằng cây vầu dẫn từ các khe suối khác về hòa tan lớp bùn nhão nhoét làm nguồn nước suối trong xanh trở nên đỏ ngàu, chảy dài đến 10 cây số ra các khu dân cư ven QL70. Điều đáng sợ là hầu hết những khe suối gần đó đều bị chặn đưa nước vào phục vụ cho bãi đá.

Xung quanh bãi đá là lán trại dựng sát bìa rừng. Để xây dựng được mấy chục lán trại quanh bãi đá họ đã chặt hàng nghìn cây vầu và các cây gỗ khác khiến một thảm rừng xung quanh trống trơn. Được biết, cách đây chỉ vài tháng bãi đá hiện nay là một thảm thực vật xanh mướt, rất nhiều cây gỗ có giá trị. Vậy mà giờ đây cả một “mảng lông” của dãy núi Con Voi đã bị dân đào đá lột sạch. Tiếp đến họ sẽ “mổ bụng” núi Con Voi để kiếm tìm những giấc mơ màu hồng. Chứng kiến những con người quần áo dính đầy bùn đất, da cháy nắng, chui từ dưới hang lên thở dốc mà thương cho họ. Đúng là “tát ăn săn chơi”, thế này khác gì mò kim đáy bể, người ta nói đãi cát tìm vàng quả không sai.

Lán trại của dân đào đá đỏ

Chính quyền: Làm gì, ở đâu?

Tại sao người dân ồ ạt đi đào đá, lại đào trong rừng đầu nguồn mà chính quyền không hay biết? Ông Lý Văn Thân, một người dân cho biết: “Biết chứ sao không. Kiểm lâm, công an huyện họ về đuổi liên tục đấy chứ. Nhưng họ đuổi thì mình rút đi lánh nạn, họ về mình lại đào, họ có ở đây mãi được đâu”. Dân đào đá tiết lộ rằng: Cứ 4- 5 ngày lực lượng chức năng lại ra quân xua đuổi người khai thác đá một lần, do mỗi lần xuất quân họ đều biết trước nên "lui binh". Lực lượng chức năng lên tới nơi chỉ còn cảnh “vườn không nhà trống”, cùng lắm chỉ đốt được mấy cái lán trại và lá chuối rừng.

Tại sao việc khai thác đá ồ ạt với cả nghìn người diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà địa phương không dẹp được? Liệu có sự nhúng tay chia phần của xã Khánh Hòa trong vấn đề này hay không? Trong vai một ông chủ mang đội quân 20 người sang bãi đá Khánh Hòa đào đá quý, tôi đã có cuộc trao đổi với vị Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa, Nguyễn Văn Máy. Đề cập tới vấn đề làm luật, ông Máy không ngần ngại nói thẳng: “Nếu muốn vào bãi đá đỏ khai thác thì nộp 100.000 đồng/người/tháng, nếu có máy móc hỗ trợ là 3 triệu đồng/máy/tháng”. Sở dĩ phải đóng tiền làm luật là khi nào "cấp trên" đến dẹp, xã sẽ báo trước cho mà chạy.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm