| Hotline: 0983.970.780

"Mở cửa" cho GMO

Thứ Sáu 05/03/2010 , 10:50 (GMT+7)

Hội nghị “Toàn cảnh về cây trồng biến đổi gen trên thế giới năm 2009, hiện trạng, tác động và triển vọng” vừa diễn ra ngày 4/3 tại Hà Nội. Tại đây, các nhà khoa học hàng đầu về sinh vật biến đổi gen (GMO) của thế giới thúc giục Việt Nam hãy nhanh chân hơn nữa để mở cửa "kho báu" này.

* Chậm ngày nào, lạc hậu ngày đó

Hội nghị “Toàn cảnh về cây trồng biến đổi gen trên thế giới năm 2009, hiện trạng, tác động và triển vọng” vừa diễn ra ngày 4/3 tại Hà Nội. Tại đây, các nhà khoa học hàng đầu về sinh vật biến đổi gen (GMO) của thế giới thúc giục Việt Nam hãy nhanh chân hơn nữa để mở cửa "kho báu" này.

Hội nghị do Bộ NN- PTNT tổ chức dường như là sự tiếp bước những gì mà Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát trước đó đã từng "hứa" với 4 DN lừng lẫy trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp của thế giới là Monsanto, Dow Agrosciences, Syngenta và Bayer trong một lần người đứng đầu ngành NN- PTNT "chào đón" các DN này đến thăm Bộ NN- PTNT: "Nếu có vướng mắc gì cứ báo cáo trực tiếp với tôi, mọi thủ tục nhập khẩu cây trồng biến đổi gen chỉ 1-2 ngày chứ không được phép hồ sơ nằm một chỗ quá 1 tuần. Tôi xin khẳng định quan điểm về cây trồng biến đổi gen, thủ tục quốc tế làm sao mình làm vậy. Phải xua đi nỗi sợ cây biến đổi gen như xua đuổi tà ma". 

Giống ngô lai truyền thống sẽ phải cạnh tranh mạnh với ngô biến đổi gen

Nhớ lại "cha đẻ" của cuộc cách mạng xanh Norman Borlaug đã từng cứu được hơn 1 tỉ người thoát khỏi nạn đói, người sáng lập Giải thưởng Lương thực thế giới, người năm 1970 vinh dự nhận Giải thưởng Nobel Hoà Bình đã luôn ủng hộ cây trồng biến đổi gen để xoá bỏ nạn đói nghèo trên thế giới. Ông từng nói: “Điều chúng ta cần hiện nay là sự dũng cảm của các nhà lãnh đạo ở những nước mà người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài các kỹ thuật và giống cây trồng lạc hậu, năng suất thấp, kém hiệu quả”.

TS Clive James- Chủ tịch ISAAA (Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp) đến VN lần này đã đánh giá cây biến đổi gen như một cứu cánh.Trước khi bước vào hội nghị, chính ông đã gặp Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát bàn về cây biến đổi gen. Chưa rõ nội dung của cuộc gặp thế nào nhưng tham dự hội nghị, ngài Chủ tịch vui vẻ, hăng hái lắm. “Chúng ta đang đối mặt với thách thức phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực vào năm 2050 nên phải sử dụng nhiều giải pháp trong đó cây trồng biến đổi gen là một giải pháp cơ bản. Có rất nhiều nghi ngại đối với cây trồng biến đổi gen như nó có an toàn không?".

Và tự ông đã trả lời câu hỏi mình đặt ra: "Nó an toàn như cây truyền thống, thậm chí hơn vì dùng ít hoá chất BVTV hơn. Bắc Mỹ và Hoa Kỳ đến 70% cây lương thực là biến đổi gen, và có gần ½ dân số thế giới sử dụng chúng sản phẩm từ cây biến đổi gen hàng chục năm nay mà chẳng có vấn đề gì. Cây trồng biến đổi gen có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học không? Nó sẽ cùng tồn tại với cây trồng tự nhiên. Một đồng tiền còn có mặt trái, mặt phải. Cây biến đổi gen ngoài giúp tăng năng suất còn giúp giảm chi phí, bảo vệ môi trường nhưng cũng có những mặt trái".

Tuy nhiên, không vì thế mà xu hướng dùng cây trồng biến đổi gen lại giảm. Hiện diện tích trồng cây biến đổi gen tại các nước đang phát triển tăng nhanh hơn so với các nước phát triển và dự kiến sẽ vượt các nước phát triển vào năm 2015. Một thông tin đáng chú ý được đưa ra tại hội nghị là, diện tích trồng cây biến đổi gen tại các nước đang phát triển đã gia tăng đạt mức kỷ lục là 46% trong năm 2009. Tổng giá trị thu nhập tăng thêm từ 1996 đến 2008 đạt 52 tỉ USD, trong đó 50% nhờ giảm chi phí sản xuất, 50% nhờ tăng sản lượng thêm 167 triệu tấn. ISAAA dự đoán sẽ có làn sóng ứng dụng cây trồng biến đổi gen trong nông nghiệp và làn sóng này đã thực sự bắt đầu trong năm 2009.

Đánh giá về tiềm năng của cây trồng biến đổi gen ở VN, ông Clive James khoát tay thành một vòng tròn lớn, giọng oang oang đầy phấn khích: “VN không cần mất quá nhiều công sức nghiên cứu mà phải tiếp cận nhanh với công nghệ mới để tránh tụt hậu. Không có gì là an toàn 100% trong khoa học cũng như trong sản xuất. Như ngành công nghiệp ôtô phải hoàn thiện hàng ngày để tránh tai nạn còn công nghệ sinh học cũng vậy, phải quản lý rủi ro như chúng ta quản lý tai nạn giao thông vậy. VN nên học những kinh nghiệm trong quá khứ của các nước phát triển công nghệ biến đổi gen. Lúc đầu phát triển nó có những tác động không mong đợi nhưng bây giờ nó đã có rủi ro thấp hơn rất nhiều mà cái lợi lại lớn. Rủi ro lớn nhất của nông nghiệp VN hiện nay chính là sự ứng dụng chậm trễ cây trồng biến đổi gen vào thực tế”.

+ Ngày 27/11/2009, Chính phủ TQ đã cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho giống lúa BT và ngô Phytaste được phát triển trong nước, mở đường cho việc đăng ký các giống cây chuyển gen, rút ngắn quá trình cấp phép thương mại hoá xuống còn từ 2-3 năm. Tác động của chính sách này thực sự là “bom nguyên tử” có thể trực tiếp đến ít nhất 110 triệu hộ nông dân TQ trồng lúa. Trước nhu cầu tiêu thụ thịt đang ngày càng tăng ở TQ, giống ngô này có thể cung cấp đủ lượng TĂCN cho đàn lợn 500 triệu con.

+ Dự đoán từ năm 2010 đến năm 2015 sẽ có những giống cây, tính trạng biến đổi gen được phát triển và tung ra thị trường như những “vũ khí thượng hạng” như ngô Smartstax ở Hoa Kỳ và Canada có chứa 8 gen quy định 3 tính trạng, cà tím Bt ở Ấn Độ, gạo vàng ở Philippin, lúa mỳ sử dụng nitơ hiệu quả…

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.