| Hotline: 0983.970.780

Mô hình cá + lúa kiểu mẫu

Thứ Sáu 08/10/2010 , 10:08 (GMT+7)

Trong mùa lũ 2009 – 2010, tỉnh Tiền Giang đầu tư 9,5 tỉ đồng xây dựng khu nuôi trồng thủy sản cá + lúa kiểu mẫu qui mô 100 ha tại Hậu Mỹ Bắc A, Cái Bè – một trong những vùng rốn lũ Đồng Tháp Mười nhiều khó khăn trước đây.

Trong vùng dự án, tỉnh đầu tư hoàn thiện 4 tuyến đê bao ngăn lũ kết hợp với làm đường giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng có tổng chiều dài 4.000 m giúp bà con thuận lợi đi lại, giao thương, buôn bán và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Ngoài ra, còn làm thêm 4 cống tiêu thoát lũ, đảm bảo phục vụ sản xuất một cách hữu hiệu cho toàn vùng.

 Ông Trần Văn Chậm, Chủ tịch UBND xã Hậu Mỹ Bắc A – đơn vị được hưởng lợi từ dự án trên cho biết, toàn bộ các công trình kiến thiết hạ tầng trên hoàn thiện giúp bà con tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý theo hướng chung sống với lũ lụt sông Cửu Long trong đó định hình cơ cấu một vụ lúa đông xuân + 2 đến 3 vụ ương dưỡng cá giống trên ruộng lúa.

Đây cũng là mô hình cá + lúa tiêu biểu và độc đáo ở vùng ngập lũ tỉnh Tiền Giang cho thấy sự sáng tạo của nông dân trong điều kiện canh tác khó khăn, thường xuyên phải đối phó với thiên tai gây hại hàng năm. Với chu kỳ mỗi vụ ương dưỡng trung bình 1,5 – 2 tháng, mỗi năm bà con quay được 3 vòng cá giống + 1 vòng quay lúa năng suất cao. Các loại cá giống đưa lên ương dưỡng trên ruộng: rô đồng, mè, chép, trắm cỏ, trê lai... cung ứng cho nhu cầu nuôi thủy sản nước ngọt tại các tỉnh thành phía Nam.

Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè) nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười, trước đây chỉ sản xuất được 1 – 2 vụ lúa bấp bênh. Những năm lũ lớn thường xuyên bị mất mùa, đói kém. Trước tình hình khó khăn chung đồng thời cụ thể hóa chủ trương chung sống với lũ, nông dân địa phương đã mạnh dạn đưa con cá giống lên ương dưỡng trên ruộng lúa trong các tháng mùa lũ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 Ông Lê Quốc Vũ, một nông dân tiên phong trong mô hình cá giống + lúa cho biết, mỗi năm thu nhập đạt 120 – 150 triệu đồng/ha, cao gấp 3 lần độc canh cây lúa trước đây. Với việc đầu tư bài bản, căn cơ, đây cũng là khu tổ chức sản xuất theo mô hình cá + lúa kiểu mẫu để nhân rộng ra vùng ngập lũ phía tây tỉnh Tiền Giang.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.