| Hotline: 0983.970.780

Mô hình nào cho nông thôn ngoại thành?

Thứ Bảy 30/08/2008 , 13:00 (GMT+7)

Khi chúng tôi đặt vấn đề về kiến trúc cho nông thôn, KTS Vân nói đây là nỗi trăn trở đau đáu của những năm tháng làm nghề của bà.

Một mẫu thiết kế nhà ở cho nông thôn mới

Chúng tôi đã tìm gặp KTS Trần Thanh Vân. Khi chúng tôi đặt vấn đề về kiến trúc cho nông thôn, KTS Vân nói đây là nỗi trăn trở đau đáu của những năm tháng làm nghề của bà.

Trong căn phòng gọn gàng, trang trọng nhưng lại đượm nét đồng quê với lò sưởi thủ công, trần gác những cây bạch đàn ngâm, KTS Vân đã trải lòng mình về những thăng trầm của nghề KTS. Kiến trúc nông thôn là món nợ của giới KTS với bà con.

Bà Vân kể: Ngay từ tháng 11/1983, tại Đại hội KTS toàn quốc lần thứ ba, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói một câu dí dỏm: “Các đồng chí KTS ơi, các đồng chí biết đất nước ta có hơn 80% người dân sống ở nông thôn, vậy đã có KTS nào vẽ được một ngôi nhà cho nông dân chưa?”. 25 năm qua, kể từ ngay đó, KTS Trần Thanh Vân và một số đồng nghiệp đã miệt mài xây dựng dự án Phát triển nông thôn. Vậy mà, dự án cũng chưa làm được gì nhiều, ngoài việc chuyển giao mấy công nghệ sản xuất gạch không nung, làm bể biogas, làm đường giao thông bằng xỉ than trộn vôi bột…

Bà Vân bảo: Không phải luỹ tre làng ở nông thôn là bức tường thành quá vững chắc, ngăn cản sự xâm nhập của các KTS, cũng không phải người dân nông thôn quá bảo thủ. Mà chính vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn quá thấp kém. Vào làng mà đi trên đường đất, bùn lầy ngập ngụa mỗi khi trời mưa, nhà cửa nông thôn vẫn phải ngăn tường bằng đất sét trộn rơm, trấu trát lên phên tre thì bản thiết kế của KTS chỉ là thứ đồ chơi xa xỉ. Nếu đóng được dăm nghìn gạch, họ sẽ tự xây dựng những ngôi nhà ba gian hai chái như cách truyền thông mà thôi.

Đó là câu chuyện ngày xưa, giờ đây cuộc sống của người dân và cơ sở hạ tầng nông thôn đã thay đổi rất nhiều, đặc biệt là vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay. Từ những xóm dân cư lẻ tẻ nằm bên rìa các khu đô thị mới, như ở Mỹ Đình, Mễ Trì, các làng hoa Nhật Tân, Nghi Tàm…xa hơn nữa có làng hoa Tây Tựu, làng cam Canh, bưởi diễn Minh Khai, tiếp đến là các vùng nông thôn trù phú của Ba Vì, Sơn Tây, trong tương lai, những nơi đó sẽ không còn là nông thôn thuần tuý nữa, đó sẽ là những đô thị màu xanh. Người dân nơi đây đều đã có chút tiền vốn từ đền bù đất, đều đang khao khát có ngôi nhà mới, đang khao khát đổi đời.

Đối với giới KTS thì tìm được một loại hình kiến trúc thích hợp đã khó, giúp cho người dân chấp nhận mẫu hình đó còn khó hơp gấp bội. Không có sự chỉ dẫn nào có giá trị và mang ý nghĩa thuyết phục hơn là làm ra những khu mẫu để người dân nhìn vào đó và làm theo. Công ty Kiến trúc và môi trường OIKOS của bà Vân sẵn sàng tặng Hội Kiến trúc sư VN 3ha đất tại Sóc Sơn để lập Trại sáng tác, nơi trưng bày những mẫu nhà cho nông thôn VN. Người dân VN rất theo phong trào, nếu thấy 1 nhà ở tốt là họ làm theo.

Theo KTS Trần Thanh Vân, đối với ngoại thành Hà Nội thì người dân phải biết “dịch cư theo chiều đứng”. Nông thôn ngoại thành vốn sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Nay làng quê đã thành đô thị, diện tích đất lúa bị lấy đi, vườn tược bị thu hẹp. Vậy làm sao để người dân có thể sống ngay trên không gian chật hẹp này? Theo KTS Vân, người dân hoàn toàn có thể sống và làm giàu trong môi trường sống mới. Đó là làm du lịch toàn dân. Khách du lịch lên Mai Châu (Hoà Bình), vì đồng bào Thái đã biết chiều lòng khách. Họ biết du khách thích những củ khoai nướng vùi bên đống tro. Tại Chùa Hương, Sơn Tây, Sóc Sơn và nhiều vùng ngoại thành Hà Nội khác, như khu vực làng hoa Tây Tựu, làng lụa Vạn Phúc hoàn toàn có thể thực hiện những dự án du lịch toàn dân này. Khi đó, mọi người dân được tham gia kinh doanh du lịch với tư cách là người chủ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm