| Hotline: 0983.970.780

Mô hình nông nghiệp hữu cơ ở Tuyên Quang

Thứ Tư 15/01/2020 , 13:15 (GMT+7)

Hội tụ cả sắc, vị, hương là nhận xét của giới sành trà khi thưởng thức chè hữu cơ Ngân Sơn – Trung Long, của huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

Khu sản xuất chè theo hướng hữu cơ ở thôn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương.

Đầu năm 2019, huyện Sơn Dương lựa chọn 3 ha chè có tuổi chè từ 5 tuổi đến 7 tuổi tại xã Trung Yên để thực hiện mô hình sản xuất hữu cơ. Giống chè tham gia mô hình là chè trung du và chè lai NDP1. Sau 1 năm triển khai, mô hình đã được công nhận đạt chuẩn hữu cơ.

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, thực hiện mô hình ngành nông nghiệp đã hỗ trợ một phần phân hữu cơ cải tạo cho cây chè, chế phẩm vi sinh làm phân bón cải tạo đất và chế phẩm sinh học trừ sâu cho cây chè; tổ chức mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ cho người trồng chè xã Trung Yên.

Mô hình có 7 hộ gia đình thôn Trung Long, xã Trung Yên tham gia. Phòng NN-PTNT, Hội Nông dân huyện Sơn Dương phối hợp với Hội Nông dân xã Trung Yên huy động hội viên hỗ trợ làm cỏ chè; trồng các loại hoa cúc là khắc tinh của một số loại rầy và bọ xít muỗi, giúp giảm thiểu sâu hại chè; thu hút côn trùng gây hại...

Tham gia mô hình, các hộ tiến hành cải tạo, bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ vào đất cho cây và đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động với mức đầu tư 40 triệu đồng/ha. Các hộ thực hiện nghiêm ngặt các quy trình trồng, chăm sóc đảm bảo sản phẩm theo tiêu chuẩn; đồng thời tổ chức tốt chuỗi sản xuất từ trồng chè, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… 

Cùng với mô hình chè hữu cơ Ngân Sơn – Trung Long, trong năm 2019, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng thành công mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương với diện tích 3 ha; xây dựng được 57 ha cam, bưởi đạt chuẩn hữu cơ chuyển đổi. Thành công của các mô hình hứa hẹn mở ra hướng đi mới, nâng cao giá trị, thương hiệu của nông sản sạch Tuyên Quang.

Bà Vũ Thị Thảo, thôn Trung Long, xã Trung Yên cho biết, trước đây gia đình bà thường dùng các loại thuốc hóa học để phun phòng trừ sâu bệnh cho chè.

Mỗi lần phun thuốc xong, bà thường thấy mệt mỏi, khó chịu vì hít phải mùi độc hại, mà đất dần cằn cỗi. Vì thế khi được vận động tham gia trồng chè hữu cơ bà nhiệt tình hưởng ứng.

Bà Thảo nhẩm tính, chăm sóc chè theo quy trình hữu cơ năng suất giảm 30% so với chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng chất lượng chè được đảm bảo hơn và giá bán cao gấp đôi.

Cụ thể, mỗi sào chè  hữu cơ mỗi lứa thu được 20 kg chè khô, giá bán 500.000 - 600.000 đồng/kg, chè VietGAP chỉ bán với giá 250.000 đồng/kg. Tính ưu việt của sản xuất chè theo quy trình hữu cơ là tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

HTX chè Ngân Sơn - Trung Long hiện có 20 ha chè của 8 thành viên, trong đó có 5,5 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các thành viên HTX đã nhiều năm thực hiện quy trình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP nên cũng không khó để chuyển đổi sang quy trình hữu cơ. Sản xuất chè hữu cơ, các hộ tiến hành cải tạo, bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ vào đất cho cây và đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc HTX cho biết, để xây dựng và bảo vệ thương hiệu chè sạch, 2 năm trước, HTX đã thực hiện các quy trình trồng chè hữu cơ vì vậy một số diện tích đã được tái thiết đất. Đất, nước, được loại bỏ tồn dư phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, một số diện tích đã bắt đầu bước vào khâu sản xuất sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

11-07-50_2
Chè hữu cơ, khâu chăm sóc, thu hái mất nhiều công hơn nhưng giá bán đạt 600.000/kg, nhiều hộ dân phấn khởi gắn bó với nông sản sạch.

Hiện nay, giá chè sản xuất theo mô hình nông nghiệp hữu cơ của HTX được bán với giá từ 600 nghìn đồng/kg chè khô. Nhiều hộ trồng đã có lãi nên yên tâm gắn bó với mô hình.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm