| Hotline: 0983.970.780

Mô hình trồng rau thủy canh

Thứ Tư 24/01/2018 , 08:55 (GMT+7)

Năm 2017, Trạm Khuyến nông TP Vinh (Nghệ An) đã xây dựng “Mô hình trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh hồi lưu”.

Trạm đã thống nhất chọn các điểm để thực hiện mô hình là tại phường Hà Huy Tập, phường Hưng Dũng, xã Hưng Lộc với quy mô 90m2 (15 kệ x 6m2/kệ) cùng 13 hộ tham gia. Các hộ được hỗ trợ 50% chi phí. Giống rau đưa vào trồng là rau cải, rau xà lách.

Theo các hộ tham gia mô hình, hạt giống thủy canh sẽ được ươm trong các cốc có chứa chất hữu cơ là xơ dừa đã xử lý nấm bệnh. Sau 1 tuần, cây con sẽ được đưa ra cấy trên các ống nhựa có đục lỗ, được nối thành một hệ thống giàn, chia thành nhiều tầng. Bên trong các ống nhựa có chứa dịch thủy canh với thành phần phù hợp được pha với nước, trong đó không có chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ sâu bệnh. Nước tưới cho rau được bơm từ bể chứa lên hệ thống ống nhựa, sau đó được chảy xuống rồi quay về bể chứa thành một vòng tuần hoàn khép kín.

Qua 5 tháng triển khai việc theo dõi chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ, bám sát mô hình, từ đó có được kết quả tốt. Cây rau sinh trưởng phát triển tốt, không bị nhiễm các loại sâu, bệnh hại. Tỷ lệ cây sống đạt trên 96%, năng suất thu hoạch đạt trung bình 1,5 kg/m2, thời gian thu hoạch nhanh hơn 10 ngày so với trồng rau trên đất. Cây rau không phải phun bất kỳ loại thuốc kích thích hay phòng ngừa sâu bệnh nào nên độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao.

Mặc dù nguồn vốn đầu tư ban đầu cho mô hình khá cao nhưng cách trồng này không chiếm diện tích đất và tiết kiệm chi phí nhân công.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất