| Hotline: 0983.970.780

Mở miệng khai thác mủ cao su tại Sơn Hồng

Thứ Tư 16/05/2018 , 09:05 (GMT+7)

Sau hơn 8 năm lặn lội “gánh” cây cao su vào phát triển tại vùng đất “khỉ ho cò gáy” xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), đến thời điểm này, cây trồng từng được ví như “vàng trắng” đã đến ngày “hái quả”.

16-21-35_1
Ông Trần Thanh Hà, Tổng giám đốc Cty mở miệng khai thác mủ cao su tại nông trường Sơn Hồng

Theo ông Trần Thanh Hà, Tổng giám đốc Cty TNHH MTV cao su Hương Khê, ngày 1/6/2017 Cty cao su Hương Khê lần đầu tiên mở miệng khai thác mủ cao su sau 11 năm xây dựng và kiến thiết cơ bản. Kết quả cho thấy, sản lượng và chất lượng mủ đều đạt theo quy định của khu vực duyên hải miền Trung. Mới đây, Cty tiếp tục mở miệng cạo mủ kết hợp phát động ra quân tháng công nhân năm 2018 tại nông trường Sơn Hồng, xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn.

“Năm nay Cty cao su Hương Khê được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giao chỉ tiêu khai thác hơn 586ha với sản lượng 300 tấn mủ. Để hoàn thành đạt và vượt kế hoạch, Ban lãnh đạo Cty đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung khai thác đúng quy trình kỹ thuật; đồng thời, chăm sóc tốt diện tích kiến thiết cơ bản”, ông Hà nhấn mạnh.

Cty cao su Hương Khê được giao quản lý gần 18.000ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 4 huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn và Đức Thọ. Diện tích cao su phát triển đến nay đạt 4.503ha; trong đó, nông trường Sơn Hồng hơn 448ha (diện tích đưa vào khai thác 120ha; sản lượng phấn đấu khai thác năm 2018 là 36 tấn).

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm