| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp công nghệ cao giữa biển Đông

Mở rộng mô hình thử nghiệm

Thứ Năm 12/06/2014 , 09:10 (GMT+7)

Dự án “SX thử nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” của Bộ NN-PTNT do Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam thực hiện đã phát huy hiệu quả./ Cây trồng, vật nuôi đa dạng

NNVN đã cuộc trao đổi với TS Ngô Quang Vinh (ảnh), Phó Viện trưởng phụ trách Viện, Chủ nhiệm DA về hướng phát triển công nghệ nhà kính đảm bảo rau xanh quanh năm cho Trường Sa.

19-16-46_33

Mô hình nhà kính ở Trường Sa có thể coi là bài toán mới mẻ và không kém phần “mạo hiểm”, thưa ông?

Năm 2007 chúng tôi đã làm thành công nhà kính nhỏ, diện tích 9 m2 tại đảo Trường Sa Lớn. Nhà kính này có lớp vỏ bao cơ động; các tấm pano lưới và pano kính có thể tháo lắp tùy điều kiện thời tiết, rất phù hợp để trồng rau quanh năm ở đảo.

Khi triển khai DA này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã phải đối mặt với một số áp lực. Thứ nhất là về mặt kỹ thuật: Nhà kính mới sẽ có kích thước lớn, từ 100 - 250 m2/nhà, vỏ bao che không cơ động tháo lắp được, chỉ một chế độ mà phải thỏa mãn được cả 2 yêu cầu đối ngược là vừa che được mưa và gió biển mặn vừa đảm bảo thoáng, mát trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra, còn phải chịu được gió bão của Trường Sa vừa nhiều vừa mạnh.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải chịu áp lực về mặt tâm lý, vì Trường Sa luôn được cả nước quan tâm theo dõi. Đưa nông nghiệp công nghệ cao ra đảo xa một cách chắc thắng là cả một vấn đế lớn về kỹ thuật; ngay cả ở đất liền cũng đã không đơn giản.

Vì thế, trong khi đang triển khai cũng có không ít ý kiến hoài nghi, đề nghị nên xem lại. Tóm lại lần này bài toán có thách thức lớn hơn và khá mạo hiểm. Thực hiện tại Trường Sa, điều kiện rất khó khăn về nhiều mặt, đòi hỏi phải tính toán rất kỹ, chắc, trúng.

Nhờ nghiên cứu kỹ điều kiện thời tiết khí hậu tại quần đảo Trường Sa và kinh nghiệm thực tế qua nhiều lần ra đảo cũng như đã từng làm mô hình nhà kính mini trước đây, chúng tôi đã có các giải pháp phù hợp. Năm 2012, DA xây dựng nhà kính 252 m2 tại đảo Trường Sa Lớn. Đây là thế hệ đầu tiên, quy cách nhà khá lớn (10 m x 25 m), sử dụng phương thức trồng rau trong khay chứa giá thể.

Qua thực tế, nhà kính tại Trường Sa Lớn hoàn toàn đạt yêu cầu vững vàng, chắc chắn, đủ mát để trồng rau ăn lá quanh năm, nhưng phương thức trồng trên giá thể, trong khay chưa thật sự là phương án tốt, cần cải tiến.

19-16-46_3
Chiến sỹ chăm sóc rau trong nhà kính trên quần đảo Trường Sa

"Đặc biệt, tại đảo Đá Tây có Trung tâm Hậu cần nghề cá (nơi có vai trò quan trọng trong chiến lựợc bảo vệ và khai thác biển Đông), nên được đầu tư để cung cấp một phần rau xanh cho ngư dân. Tương tự thế, đảo Song Tử Tây, nơi có âu tàu, ngư dân vào ra nhiều cũng nên xây dựng thêm một số nhà kính nữa", TS Ngô Quang Vinh.

Năm 2014 này chúng tôi sẽ cải tạo, chuyển phương thức trồng trong khay trên giá thể sang mô hình trồng rau trực tiếp trong bồn thấp (như nhà kính tại Song Tử Tây).

Một trong số mô hình có hiệu quả ấn tượng nhất là nhà kính trồng rau quanh năm tại Song Tử Tây. Xin ông cho biết đôi điều về mô hình này?

Nhà kính lắp đặt tại đảo Song Tử Tây là kết quả kế thừa nhiều nghiên cứu thử nghiệm phương tiện che chắn để trồng rau ở các đảo của chúng tôi (kể cả từ đảo Phú Quý, Bình Thuận (2005) đến nhà kính mini tại TP.HCM, Cam Ranh và Trường Sa Lớn (2007-2008).

Nhà có kết cấu vòm, có lưới giảm nhiệt và tản quang, có khoảng hở thoát nhiệt và hệ thống tưới phun sương làm mát. Các bồn trồng rau trong nhà được xây bờ chắn và đổ đất trộn mụn xơ dừa và phân bò hoai mục. Nhờ cấu tạo nhà và bồn trồng như thế, nhà thoáng mát, luống trồng giữ được độ ẩm.

Nhà kính tại Song Tử Tây không chỉ trồng rau tốt, mà còn chịu gió bão rất tốt, riêng trong năm 2013, nhà đã chịu 5 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có cả siêu bão Haiyan (tháng 11/2013). Đến nay, nhà kính tại Song Tử Tây là thành công nhất với khả năng che chắn mưa, hơi muối mặn để trồng rau an toàn trong cả mùa mưa và mùa khô.

Trong đó, mùa khô có khi nhiệt độ trên 35 độ C rau vẫn an toàn. Trung bình có thể đạt năng suất 2 - 3 kg rau xanh/m2/tháng.

Trên tất cả các khía cạnh, kết cấu nhà đảm bảo vững chắc, chịu được gió lớn; kín, che được mưa và gió mặn nhưng vẫn thoáng mát; vật liệu bền với môi trường biển, nhà kính tại Song Tử Tây có thể là mô hình tốt để nhân rộng sang các đảo khác.

Khả năng nhân rộng mô hình nhà kính Song Tử Tây ra các đảo khác thế nào, thưa ông?

Mô hình thành công ở Song Tử Tây là điều rất phấn khởi đối với chúng tôi và quân, dân Trường Sa.

Một cách ngắn gọn, xin trả lời: Từ mô hình nhà kính tại Song Tử Tây, hoàn toàn có thể ứng dụng triển khai cho các đảo nổi khác. Trong đó, tùy đảo, có thể điều chỉnh vài chi tiết và đặc biệt nên đầu tư tăng hàm lượng công nghệ cao hơn.

Ví dụ dùng pin mặt trời cung cấp điện bơm nước, có hệ thống máng gom và bồn tự trữ nước mưa, sử dụng các chế phẩm sinh học cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ thực vật cho cây.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm