| Hotline: 0983.970.780

Mổ thành công người có khối u rộng hơn 1 mét

Thứ Sáu 06/01/2012 , 09:56 (GMT+7)

Suốt 10 tiếng rưỡi đồng hồ phẫu thuật, đúng 19h15 tối 5/1, đường dao cuối cùng đã tách rời khối bướu to gần 90 kg khỏi cơ thể bệnh nhân Nguyễn Duy Hải. Ca mổ kết thúc trong tràng pháo tay và nước mắt của những người chứng kiến.

Suốt 10 tiếng rưỡi đồng hồ phẫu thuật, đúng 19h15 tối 5/1, đường dao cuối cùng đã tách rời khối bướu to gần 90 kg khỏi cơ thể bệnh nhân Nguyễn Duy Hải. Ca mổ kết thúc trong tràng pháo tay và nước mắt của những người chứng kiến.

"Thật vui mừng khi tôi được bác sĩ thông báo con tôi hoàn toàn bình an và phần lớn khối u đã tách rời. Tôi như đang bay bổng. Cám ơn các bác sĩ. Cám ơn mọi người đã yêu thương giúp đỡ", mẹ của bệnh nhân Hải nói trong nước mắt.

Ca phẫu thuật kéo dài gần 10 tiếng rưỡi đồng hồ

Bắt đầu mổ từ 9h, ca phẫu thuật dự kiến kéo dài từ 8 đến 10 giờ đồng hồ, đã kết thúc an toàn theo đúng thời gian đã định. Chưa thể nhận định nhiều bởi bệnh nhân còn phải được theo dõi đến khi tỉnh táo hẳn, tuy nhiên theo các bác sĩ trong êkíp, ca phẫu thuật đã thành công.

"Các thông số liên quan đến huyết áp, tim mạch, hô hấp bệnh nhân đều ở mức có thể kiểm soát được trong suốt quá trình phẫu thuật", một bác sĩ cho hay.

Đến 19h30, phần mô bướu cắt bỏ chuyển ra khỏi phòng phẫu thuật, bệnh nhân được đóng tạm vết mổ. Khối bướu vừa cắt to đến mức 5 nhân viên y tế sau khi đẩy, phải dùng loại thùng rác loại to nhất mới có thể chứa hết.

Suốt ngày 5/1, ngoài ê kíp phẫu thuật gồm 3 bác sĩ gây mê, 3 bác sĩ ngoại tổng quát, 2 kỹ thuật viên gây mê của Bệnh viện FV và bác sĩ McKay McKinnon (phẫu thuật viên chính), bên ngoài phòng hội trường lớn còn có nhiều bác sĩ hàng đầu về tạo hình và ung bướu đến theo dõi.

Cùng có mặt đến phút cuối của ca phẫu thuật, bác sĩ Bùi Chí Viết, trưởng khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, người từng khám cho bệnh nhân Hải đã chúc mừng gia đình bệnh nhân và các đồng nghiệp. Về mặt cảm quan, sau khi khối bướu to được tách rời, phần còn lại trên cơ thể của bệnh nhân vẫn còn khá to. Song theo bác sĩ Viết, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, bởi việc tách rời một khối u lớn với nhiều mạch máu phức tạp là không dễ dàng.

Ngày mai, 6/1, bệnh viện sẽ công bố chi tiết quá trình phẫu thuật, khâu chăm sóc hậu phẫu và tiên đoán khả năng bình phục.

Bệnh nhân Nguyễn Duy Hải, 32 tuổi, nhà ở Đà Lạt, Lâm Đồng, mọc bướu ở chân phải từ năm 4 tuổi. Khối bướu ngày một lớn, đến năm 1997, anh Hải cắt bỏ khối bướu, đồng thời cắt bỏ cả chân phải.

Đầu tháng 11/2011, bác sĩ McKay McKinnon dự định phẫu thuật cho anh Hải tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM nhưng thời điểm này sức khỏe bệnh nhân yếu nên không thể phẫu thuật. Đến cuối tháng 12, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện FV và chính ông McKay McKinnon cùng các bác sĩ bệnh viện này đã quyết định mổ.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm