| Hotline: 0983.970.780

MobiFone và AVG thống nhất huỷ thương vụ mua bán

Thứ Ba 13/03/2018 , 07:41 (GMT+7)

AVG sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền MobiFone đã thanh toán và các bên cũng cố gắng để không chịu thiệt hại từ thương vụ này. 

Kết luận huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng chuyển nhượng thương vụ Tổng công ty Viễn thông Di động (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), vừa được hai bên đưa ra tại cuộc họp chiều 12/3.

Sau khi huỷ hợp đồng chuyển nhượng, AVG sẽ trả lại MobiFone số tiền đã thanh toán mà không yêu cầu bồi thường. 

Theo đó, MobiFone và AVG thống nhất huỷ việc chuyển nhượng 344,66 triệu cổ phần, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thoả thuận. Các cổ đông đã chuyển nhượng (phía AVG) sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền MobiFone đã thanh toán. Còn MobiFone cũng trả lại AVG số cổ phần và các tài sản đã nhận chuyển nhượng. Đồng thời, hai bên sẽ cố gắng để cả hai không chịu thiệt hại từ việc này.

Đại diện cho AVG trong cuộc thương thảo với MobiFone, ông Phạm Nhật Vũ đã đồng ý không yêu cầu phạt và đòi bồi thường khi huỷ giao dịch. Ngoài số tiền đã thanh toán cho AVG, MobiFone cho biết đã phải trả một số chi phí liên quan như thuê tư vấn và đại diện AVG cũng đồng ý sẽ thanh toán cả những khoản này.

Theo đại diện AVG, có nhiều lý do khiến họ đề xuất huỷ thương vụ mua bán này. Một là, từ khi mua lại, MobiFone đã không vận hành, phát triển đúng như kế hoạch và để lỡ nhiều cơ hội, tiềm năng của AVG.

Hai là, kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, MobiFone mới thanh toán 95% giá trị thương vụ. Quá thời hạn phải thanh toán theo hợp đồng nhưng đến nay, MobiFone vẫn chưa hoàn tất nghĩa vụ chi trả 5% còn lại dù AVG đã liên tục có văn bản đòi.

Bên cạnh đó, kể từ khi có yêu cầu thanh tra thương vụ mua bán này, quá trình vận hành thương hiệu AVG phát sinh nhiều vấn đề gây tổn hại uy tín cho các bên liên quan. Theo cả MobiFone và AVG, việc huỷ hợp đồng chuyển nhượng này nhằm đảm bảo uy tín cho cả hai đơn vị.

Tại cuộc thương thảo, lãnh đạo MobiFone cũng lý giải quá trình thanh tra đã tác động đến việc hoàn tất thanh toán cho AVG. Đại diện công ty này cho biết, do MobiFone phải tuân thủ các quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước, đó là phải quyết toán xong dự án. Tuy nhiên, vì có sự việc thanh tra nên việc quyết toán đã chưa hoàn tất.

Bên cạnh đó, lãnh đạo MobiFone giải thích thêm, do AVG còn khó khăn, thị trường cũng nhiều thay đổi và MobiFone cũng chưa thể tập trung ngay cho việc phát triển AVG.

Thương vụ MobiFone mua lại cổ phần AVG không được tiết lộ về giá trị chuyển nhượng. Tuy nhiên, về việc định giá cổ phần, ông Phạm Nhật Vũ cho rằng AVG là một tài sản có giá trị và trước khi bán cho MobiFone, ông đã từng định bán nó cho các đối tác từ Nga và Hàn Quốc với mức giá thậm chí còn cao hơn.

Theo lộ trình thanh lý hợp đồng, kể từ khi hai bên ký kết thoả thuận huỷ hợp đồng, AVG sẽ hoàn trả 30% tổng giá trị hợp đồng trong 10 ngày và MobiFone sẽ chuyển giao ngay quyền kiểm soát việc ký kết các văn bản của AVG cho các cổ đông đã chuyển nhượng trước đó. Việc chuyển đổi lại quyền sở hữu số cổ phần sẽ được hoàn tất trong 30 ngày.

Trước đó, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn về việc xử lý thương vụ MobiFone mua cổ phần của AVG. Theo đó, Ban Bí thư cho rằng, đây là một vụ việc "nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm". Thanh tra Chính phủ đã có nhiều cố gắng tiến hành thanh tra toàn diện, kết luận và báo cáo với Ban Bí thư. Ban Bí thư cũng đề nghị sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

(vnexpress.net)

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm