| Hotline: 0983.970.780

Mối đe dọa sự an toàn của hàng trăm người dân Hà Nội khi đến trạm y tế

Thứ Tư 06/11/2019 , 14:21 (GMT+7)

Run sợ, đó chính là cảm giác của hàng trăm người dân khi đến thăm khám tại trạm y tế xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội bởi luôn lo bất thình lình một cánh cửa nào đó có thể đổ sập xuống, đè vào.

09-51-10_nh_1
Một căn phòng không cửa vì bị mối xông.

Năm 2017 trạm đã được sửa chữa, cải tạo các hạng mục trong đó có 7 bộ cửa chính tầng 1 và toàn bộ cửa sổ, cửa vệ sinh 2 tầng được thay mới bằng nhôm kính do bị mối mọt, gãy hỏng để xã đủ điều kiện về đích nông thôn mới.

Thời điểm đó 7 bộ cửa chính tại 6 phòng chức năng ở tầng 2 còn tạm sử dụng được nên được để lại. Sau sửa chữa, mối tập trung vào cửa các phòng này khiến toàn bộ khuôn và cánh cửa đã bị phá hủy nhanh chóng. Thậm chí nhiều khuôn đã gẫy sập, bong rời tường hoàn toàn, cánh cửa cũng bị mọt ăn gãy, sập xệ không thể đóng mở được, một số bộ cửa phải tháo ra dựng tạm ngay tại chỗ.

Để minh chứng cho sự nguy hiểm này, y sĩ đa khoa Nguyễn Mạnh Dũng vừa dẫn tôi đi thực tế vừa dùng ngón tay ấn sâu vào thân cửa, khuôn cửa một cách dễ dàng. Anh cho hay, đây là các phòng chức năng quan trọng, được sử dụng thường xuyên trong tất cả các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là khám bệnh, tiêm chủng cho các bà mẹ, trẻ em nên nguy cơ gây chấn thương rất lớn khi cửa có thể đổ xuống bất cứ lúc nào.

09-51-10_nh_2
09-51-10_nh_3
Cánh cửa rời ra khỏi khung có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào.

Hiện tại để đảm bảo cho sự an toàn, tầng hai tạm thời bị khóa lại, trừ những khi bắt buộc phải mở ra để tiêm chủng. Không có cánh cửa khiến nhiều trang thiết bị phải sơ tán từ tầng hai xuống tầng một hoặc để vào kho, rất bất tiện. Dù trạm y tế đã có ý kiến, UBND xã đã làm công văn đề nghị gửi lên trên từ ngày 9/9 về tình trạng này nhưng hiện nay vẫn chưa được tiến hành sửa chữa.

Bên cạnh đó, hệ thống cấp nước tại các phòng chức năng đã hỏng, các phòng khám không có nước sạch để thực hiện việc rửa tay thường quy, sân trạm y tế trũng ngập, ứ nước ảnh hưởng đến môi trường y tế, quầy thuốc, hệ thống phòng cháy, chữa cháy còn chưa có. Máy móc của trạm cũng rất hạn chế, hiện đại nhất chỉ là máy siêu âm nhưng đang bị hỏng, phải gửi đi sửa chữa.

Được biết, Dương Quang là 1 trong 17 xã của Gia Lâm năm 2019 được trung tâm y tế huyện chỉ đạo thực hiện mô hình nâng cao chất lượng hoạt động trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình nhằm phát triển mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

09-51-10_nh_5
09-51-10_nh_6
Nhân viên trạm y tế chỉ một khung cửa bị mối xông hết.

Theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Hiền đây là một trong những hạng mục khó nhất của việc tiến hành thực hiện nông thôn mới nâng cao bởi để đáp ứng, ngoài cải tạo cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, máy móc đội ngũ bác sĩ cũng phải được tăng cường lên khoảng 3-4 người trong khi hiện tại mới chỉ có 1 người đang đảm trách.

Vì vậy, mục tiêu 80% người dân địa phương có mô hình bác sĩ gia đình, nguồn lực của xã, huyện khó có thể thực hiện nổi mà phải có sự tiếp sức của thành phố.

09-51-10_nh_7
Mối xông khiến cho ngón tay người có thể cắm sâu dễ dàng vào gỗ.
09-51-10_nh_8
Trang thiết bị đơn giản của trạm.
09-51-10_nh_9
Một góc của trạm y tế xã Dương Quang.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm