| Hotline: 0983.970.780

Mỗi huyện một cơ sở giết mổ tập trung: Không khả thi!

Thứ Tư 11/03/2020 , 10:28 (GMT+7)

Bình Định chỉ đạo mỗi địa phương phải xây dựng một cơ sở giết mổ động vật tập trung, cuối năm 2019 phải hoàn thành. Thế nhưng chủ trương này gần như bất khả thi.

Cơ sở giết mổ động vật tập trung tại phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) của Cty TNHH Thực phẩm sạch Bình Định được xây dựng quy mô nhưng mỗi đêm chỉ giết mổ được 20 - 30 con heo.

Cơ sở giết mổ động vật tập trung tại phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) của Cty TNHH Thực phẩm sạch Bình Định được xây dựng quy mô nhưng mỗi đêm chỉ giết mổ được 20 - 30 con heo.

Hoạt động không hiệu quả

Năm 2018, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Chỉ thị số 15/CT - UBND yêu cầu mỗi địa phương phải xây dựng ít nhất 1 cơ sở giết mổ động vật tập trung (GMĐVTT), xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, đến cuối năm 2019 phải hoàn thành.

Người đứng đầu các địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu không hoàn thành nhiệm vụ này. Tuy nhiên, đến đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh này mới chỉ có TP Quy Nhơn xây dựng 2 cơ sở, huyện Hoài Ân đang xây dựng 1 cơ sở, còn các địa phương khác vẫn chưa động tĩnh gì.

Trong 2 cơ sở GMĐVTT đã được xây dựng tại TP Quy Nhơn, chỉ có 1 cơ sở tại phường Nhơn Bình là hoạt động hiệu quả, còn cơ sở xây dựng tại phường Trần Quang Diệu của Cty TNHH Thực phẩm sạch Bình Định thì rất ế ẩm.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt, Giám đốc Cty TNHH Thực phẩm sạch Bình Định, than thở: “Sau hơn 2 tháng hoạt động, mỗi đêm cơ sở của chúng tôi chỉ giết mổ được 20 - 30 con heo của 1 - 2 khách hàng, thu không đủ bù chi.

Thua lỗ nặng, tôi đã nhiều lần báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh, UBND TP Quy Nhơn cùng ngành chức năng hỗ trợ, nhưng đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện”.

Trước kiến nghị của Cty TNHH Thực phẩm sạch Bình Định, UBND tỉnh này đã chỉ đạo UBND TP Quy Nhơn rà soát, phân bổ các hộ hành nghề GMĐV nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố vào các nhà máy đã xây dựng sao cho hợp lý, tránh sự chênh lệch lớn về khách hàng giữa các cơ sở. UBND huyện Tuy Phước cũng đã triển khai phương án xóa bỏ các lò GMĐV nhỏ lẻ trong khu dân cư, động viên người dân đưa gia súc đến cơ sở GMĐV tập trung tại phường Trần Quang Diệu để giết mổ, nhưng đến nay tiến độ vẫn rất ì ạch.

“Việc xóa bỏ cơ sở GMĐV nhỏ lẻ trong khu dân cư và vận động người dân đưa heo đến cơ sở GMĐV tập trung ở phường Trần Quang Diệu còn gặp nhiều khó khăn, bởi có liên quan đến cơ chế chính sách, nguồn kinh phí tổ chức thực hiện”, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước giãi bày.

Doanh nghiệp không mặn mà

Hoài Nhơn là huyện còn tồn tại nhiều cơ sở GMĐV nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, nhưng để triển khai xây dựng cơ sở GMĐVTT thì có quá nhiều vướng mắc.

Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện, thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh, huyện Hoài Nhơn đã quy hoạch 3 điểm xây dựng cơ sở GMĐVTT tại thị trấn Bồng Sơn và xã Hoài Thanh Tây, xã Hoài Châu Bắc. Các điểm quy hoạch đều rất thuận lợi cả về giao thông, phân phối và tiêu thụ.

Ngoài chính sách ưu đãi của tỉnh, huyện còn có nhiều ưu đãi khác, ví như cho doanh nghiệp (DN) thuê mặt bằng với giá thấp, hỗ trợ thêm phí vận chuyển, phí giết mổ. Thế nhưng mãi đến nay vẫn chưa có DN nào đăng ký đầu tư.

“Doanh nghiệp ngại đầu tư vào lĩnh vực này vì sợ thua lỗ. Trong năm 2020 này, chúng tôi sẽ xúc tiến thành lập một vài HTX hoạt động GMĐVTT tại các địa phương đã có quy hoạch”, ông Công nói kiên quyết.

Tâm lý của người dân là nếu đưa gia súc vào cơ sở GMĐVTT sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, lúc ấy sẽ không tiêu thụ được gia súc chết hoặc bị bệnh.

Tâm lý của người dân là nếu đưa gia súc vào cơ sở GMĐVTT sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, lúc ấy sẽ không tiêu thụ được gia súc chết hoặc bị bệnh.

Thị xã An Nhơn cũng không ngoại lệ. Địa phương này đã quy hoạch 3 điểm để xây dựng cơ sở GMĐVTT tại xã Nhơn Lộc, phường Nhơn Thành và phường Nhơn Hưng. Nhưng đến nay vẫn chưa có DN nào ngó ngàng đến. Nhiều địa phương thậm chí chưa rục rịch gì, đến cả việc chọn điểm quy hoạch xây dựng cơ sở GMĐVTT cũng chưa. Nguyên nhân các địa phương viện dẫn chỉ 2 từ: “Khó quá!”.

Theo nhận định của ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, sở dĩ các DN không muốn tham gia vì sợ xây dựng cơ sở xong sẽ “ngồi chơi xơi nước” chứ không có người đưa gia súc vào giết mổ. “Tâm lý của người dân là nếu đưa gia súc vào cơ sở GMĐVTT sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, lúc ấy sẽ không tiêu thụ được gia súc chết hoặc bị bệnh”, ông Hổ nêu.

Trước sự “ì ạch” trong việc triển khai xây dựng cơ sở GMĐVTT, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho rằng các địa phương chưa nhiệt tình, viện dẫn lý do khó khăn để thoái thoác nhiệm vụ.

“Chính sách tốt, kinh phí hỗ trợ không thiếu, thực tế tỉnh đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho DN xây dựng cơ sở GMĐVTT và có chính sách hỗ trợ phí GMĐV. Chỉ cần các địa phương nhiệt tình hơn trong việc kêu gọi các DN thì tôi tin là sẽ thực hiện được”, ông Trần Châu nói.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm