| Hotline: 0983.970.780

Mỏi mắt trông Cánh Diều

Thứ Năm 15/03/2012 , 10:37 (GMT+7)

Cùng với không khí nhộn nhịp của Ngày Điện ảnh VN 15/3, Lễ trao giải Cánh Diều năm 2012 cũng được diễn ra ngày 17/3 tại Hà Nội.

Cùng với không khí nhộn nhịp của Ngày Điện ảnh VN 15/3, Lễ trao giải Cánh Diều năm 2012 cũng được diễn ra ngày 17/3 tại Hà Nội.

Ngoảnh qua ngoảnh lại, đã 10 lần Hội Điện ảnh VN có mong muốn được trao giải thưởng cho những tác phẩm xuất sắc theo tiêu chí của một đoàn thể nghề nghiệp. Để đánh dấu sự kiện này, hội thảo “Một thập kỷ điện ảnh Việt Nam – Nhìn nhận và đánh giá” cũng đã được tổ chức, mà âm hưởng chủ đạo vẫn là than ngắn thở dài cho thực trạng khá hiu hắt và tương lai hơi mờ mịt của nghệ thuật thứ bảy nước nhà. 

Bộ phim “Mùi cỏ cháy” sau khi đoạt Bông Sen Bạc tiếp tục tham dự Cánh Diều 2012

10 năm Cánh Diều được đưa ra công chúng với không ít hồi hộp và hy vọng, nhưng Cánh Diều không thể bay cao và bay xa như nhiều người chờ đợi. Lý do rất đơn giản, giải thưởng mang tên Cánh Diều vẫn giống như một phiên bản của Liên hoan phim toàn quốc, khiến Cánh Diều không khác gì cơ hội mở dành cho những bộ phim chưa đoạt được Bông Sen Vàng hoặc Bông Sen Bạc. Lẽ ra, xưng danh sáng tạo của Hội Điện ảnh VN thì Cánh Diều phải chọn được hướng đi riêng, hoặc đột phá tuyên dương những tìm tòi khác lạ về kỹ thuật dàn dựng của giới làm phim, hoặc mạnh mẽ tôn vinh những ý tưởng gai góc gây tranh cãi về nội dung của từng bộ phim. Đáng tiếc thay, Cánh Diều vẫn cứ lừng khừng một đoạn dây ngắn vừa thả lên vừa giật xuống trước ánh mắt khán giả mộ điệu vốn lắm tin yêu ngày càng ngả dần sang ngao ngán!

Dựa theo cột mốc 10 năm mà Cánh Diều xuất hiện, thì điện ảnh nước ta cũng lác đác vài bộ phim nức lòng nức dạ người xem như “Mùa len trâu”, “Áo lụa Hà Đông”, “Dòng máu anh hùng” hay “Cánh đồng bất tận”. Thế nhưng, dăm đốm sáng nhờ nỗ lực năm, bảy cá nhân không đủ để làm nên diện mạo một thập kỷ điện ảnh. Để tìm ra những bất cập của điện ảnh Việt Nam không khó. Thậm chí có những nhà biên kịch, những nhà quản lý và những đạo diễn có mặt hết tọa đàm này đến diễn đàn nọ cũng chỉ nêu được mấy câu trách móc chung chung một cách vu vơ. Những người hoạt động nghệ thuật thứ bảy vẫn có thói quen đổ lỗi cho nhau, nhưng xét từng yếu tố cấu thành một tác phẩm điện ảnh, thì rõ ràng vừa thiếu đồng đều vừa yếu đồng đều. Nếu nói kịch bản kém cũng chưa hẳn. Bằng chứng là nhiều bộ phim nước ngoài nổi tiếng, nhưng khi Việt hóa thì chất lượng thật ê chề!

Điện ảnh Việt Nam dù đi sau điện ảnh thế giới khoảng nửa thế kỷ, nhưng đã sớm mắc căn bệnh tuổi già, đó là hay nhắc ngày xưa phim hay thế kia, ngày xưa quay phim đẹp thế kia, ngày xưa diễn viên giỏi thế kia. Khổ thân, tất cả cứ xoay như đèn cù, mà quên mất một điều, chỉ đến khi đất nước hội nhập thì khán giả Việt Nam mới có dịp tiếp xúc nhanh chóng và đầy đủ với điện ảnh nhân loại. Bây giờ khán giả đã có tiêu chuẩn để so sánh và cũng đã có nhu cầu được so sánh, làm cho vóc dáng không mấy đẫy đà của phim Việt Nam trở thành gầy gò thêm một chút.

Muốn phát triển điện ảnh Việt Nam, không ai có quyền sốt ruột. Hiện tại điện ảnh đã được đánh giá như một ngành công nghiệp không khói. Muốn phô diễn bản sắc Việt Nam trên màn bạc, không thể không đầu tư tương thích. Hãy để phim tư nhân vận hành theo túi tiền và theo thị hiếu của tư nhân. Còn phim được làm từ ngân sách cần lựa chọn quyết liệt, thay vì chia nhỏ hầu bao mỗi năm làm 2-3 phim, chỉ nên làm một phim thôi. Khi có kinh phí lớn thì mới có thể đòi hỏi giá trị kịch bản tối ưu, đòi hỏi hậu trường tỉ mỉ từng chi tiết và đòi hỏi chiến lược quảng bá đưa phim ra rạp.

Trong giấc mộng toàn cầu hóa, lĩnh vực nào cũng cần nhân sự có trình độ quốc tế. Điện ảnh càng cần hơn, vì làm phim vừa có tính thăng hoa nghệ thuật vừa có tính cụ thể khoa học, không thể đánh cược bằng năng khiếu bẩm sinh, mà người tài phải được rèn luyện trong một môi trường chuyên nghiệp thực sự. Mặt khác, điện ảnh không thể trông vào bất kỳ cá thể đột biến nào, mà phải nhờ vào tập thể cùng đẳng cấp tư duy. Thử hình dung, một thế hệ những người làm điện ảnh được đào tạo bài bản tại các quốc gia có nền điện ảnh tiên tiến, thì nguyên cớ gì họ lại làm phim... dở, khi bản thân thấu đáo phương pháp làm ra phim hay!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Tiền đạo Đình Bắc báo tin không vui

Tiền đạo Nguyễn Đình Bắc có nguy cơ phải nghỉ hết vòng bảng giải U23 châu Á 2024 vì chấn thương cổ chân.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm