| Hotline: 0983.970.780

Mỏi mòn chờ giải cứu 61 ngư dân bị Inđônêxia bắt giữ

Thứ Năm 20/02/2014 , 09:22 (GMT+7)

Hai cặp tàu đánh đắt xa bờ (4 chiếc) cùng với 61 ngư dân Kiên Giang đi hợp tác khai thác tại ngư trường Inđônêsia đã bị chính quyền nước sở tại bắt giữ hơn một tháng rưỡi...

Hai cặp tàu đánh đắt xa bờ (4 chiếc) cùng với 61 ngư dân Kiên Giang đi hợp tác khai thác tại ngư trường Inđônêsia đã bị chính quyền nước sở tại bắt giữ hơn một tháng rưỡi nay (ngày 4/1/2014) vẫn chưa biết khi nào được thả về. Người thân của những ngư dân này đang trông ngóng từng ngày con, em của họ được về nước.

Trước đó, vào ngày 30/8/2013, tại Cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành), UBND tỉnh Kiên Giang đã trao giấy phép do Bộ Biển và Nghề cá Inđônêxia cấp cho 2 ngư dân TP Rạch Giá là ông Trương Văn Ngữ và ông Trần Hon đưa 8 tàu đi khai thác.

Ông Trương Văn Ngữ (hiện là Chủ tịch Hội Nghề cá TP Rạch Giá) bức xúc: “Đến thời điểm này tôi chỉ được biết lý do tàu của mình bị bắt là do “vi phạm luật biển của Inđônêxia”, còn cụ thể vi phạm như thế nào thì không được rõ. Ngay sau khi hay tin tàu bị bắt, tôi đã liên hệ với Cty CP Đầu tư Đại Dương (Cty Đại Dương, văn phòng tại 64 Trương định, Q.3, TP.HCM, đơn vị ký hợp đồng với phía Inđônêxia đưa tàu đi khai thác hợp pháp) và các cơ quan chức năng để tìm biện pháp đưa tàu và thuyền viên về nước thế nhưng đến nay vẫn chưa thấy thông tin gì. Trong khi đó, hằng ngày gia đình của những ngư phủ này đều tìm đến nhà chủ tàu gây áp lực, buộc phải đưa con em họ trở về”.


Ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao giấy chứng nhận cho 2 ngư dân đưa 8 tàu cá đi Inđônêsia khai thác hợp pháp. Ảnh chụp ngày 30/8/2013 tại cảng cá Tắc Cậu, Châu Thành, Kiên Giang

Để có được giấy phép đưa tàu đi khai thác hợp pháp, Cty Đại Dương đã hợp tác với Cty Papua Fishery (Inđônêxia) để làm các thủ tục cần thiết. Sau đó, Cty Đại Dương mới ký hợp đồng với ngư dân, giá đưa tàu đi Inđônêxia khai thác với giá là 45.000 USD/tàu/năm.

 Ông Ngữ cho biết: “Đến thời điểm bị bắt đã đóng cho Cty Đại Dương hơn 2/3 chi phí, nhưng mới khai thác được mấy tháng, chưa được bao nhiêu hải sản thì 2 chiếc tàu của tôi và 2 chiếc của ông Trần Hon đã bị bắt giữ. Sợ quá nên đành kêu 4 chiếc còn lại về nước hết. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là đưa ngư phủ về nước càng sớm càng tốt”.

Ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, hiện vẫn chưa xác định được lỗi cụ thể của những tàu bị bắt là như thế nào, có vi phạm hợp đồng hay không. Chúng tôi đang phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Sở Nôi vụ, Cty Đại Dương và chủ tàu để tìm hướng giải quyết; đồng thời thông qua đại sứ quán hai nước để can thiệp đưa thuyền viên và tàu về nước.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Bình luận mới nhất