| Hotline: 0983.970.780

Mỏi mòn chờ nhà ở xã hội của dự án Tân Bình Tower

Thứ Bảy 24/03/2018 , 14:50 (GMT+7)

Nhiều khách hàng bức xúc khi phải vay tiền để mua nhà ở xã hội tại dự án Tân Bình Tower (số 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM) do Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Tân Bình làm chủ đầu tư.

Chủ đầu tư bị tố thất hứa

Ngày 11/3 vừa qua, hàng chục khách hàng mua nhà tại dự án nhà ở xã hội Tân Bình Tower đã căng băng rôn phản đối chủ đầu tư không giữ đúng cam kết bàn giao nhà, phản đối chủ đầu tư xây trái phép thêm 4 tầng.

17-34-10_1
Người dân kéo nhau đến dự án, phản đối chủ đầu tư chậm trễ bàn giao nhà

Chị Trần Ngọc Tuyền cho biết mua nhà từ cuối năm 2015 theo hợp đồng thì đến tháng 6/2016 sẽ giao nhà. Đến nay, chủ đầu tư có đến 7 cuộc họp và hẹn để bàn giao nhà thế nhưng vẫn chưa nhận được nhà. Quá bức xúc, chị và các khách hàng khác đã gửi đơn lên Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND TP. HCM để cầu cứu.

"Tôi chờ từ khi đang mang bầu đến nay con đã 2 tuổi rưỡi, chủ đầu tư vẫn chưa giao nhà. Trong khi đó 3 năm nay tôi phải đóng cả tiền gốc, tiền lãi từ gói vay 30.000 tỉ nhà ở xã hội của Nhà nước đóng cho nhà đầu tư", chị Tuyền bức xúc.

Mặc dù trước đó chủ đầu tư cam kết nếu chậm bàn giao nhà thì sẽ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người dân trang trải cuộc sống thế nhưng đến nay chị Tuyền vẫn chưa nhận được một đồng nào từ phía chủ đầu tư.
 

Chậm vì đâu?

Ông Đỗ Việt Tân, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Bình cho biết: “Dự án này trước đây trên giấy phép là nhà ở thương mại, sau đó chuyển sang nhà ở xã hội (theo Nghị định 100/CP, trước đó là Nghị định 188/CP). Khi chuyển từ nhà ở thương mại qua nhà ở xã hội thì hệ số sử dụng đất được tăng lên tối đa là 1,5 lần. Khi chúng tôi chuyển qua nhà ở xã hội đã gửi nhiều văn bản trình vấn đề này lên các cấp nhưng thời gian chấp thuận quá lâu.

17-34-10_2
Công trình nhiều hạng mục chưa hoàn thiện

Từ đầu năm 2015 công ty gửi đơn lên Sở Quy hoạch - Kiến trúc, đến cuối năm 29/2/2016 tiếp tục gửi đơn lên để được chấp thuận, thế nhưng đến ngày 29/7/2016 sở này mới có văn bản trình thành phố cho tòa nhà này tăng lên 18 tầng (theo Nghị định 100/CP Tân Bình Tower được xây là 21 tầng).

Từ tháng 7-11/2016 các sở mới có các văn bản kiểm tra rà soát lại phù hợp theo đúng với yêu cầu của UBND TP. Đến ngày 18/11/2016, UBND TP.HCM mới ký kết cho dự án này lên 18 tầng. Vì thời gian xin phép hơn 1 năm để được chấp thuận Nghị định 100/CP, thì công ty đã xây dựng trước lên tầng 15 và 16. Việc xây dựng này tuy sai về giấy phép xây dựng nhưng lại đúng theo nghị định cho phép nhà ở xã hội của Chính phủ. Cùng vào thời điểm này nhiều khách hàng không hiểu rõ vụ việc, đã biểu tình cho rằng chủ đầu tư cố tình xây dựng trái phép…

17-34-10_3
Khu nhà ở xã hội Tân Bình Tower vẫn chưa biết đến khi nào hoàn thiện

Sau nhiều cuộc họp giữa chủ đầu tư và khách hàng, chủ đầu tư đã giải thích về quy trình, tình trạng đang xảy ra tại dự án khiến chậm bàn giao cho khách hàng thì nhiều khách hàng cũng đã hiểu và thông cảm, nhiều khách hàng chưa hiểu thì vẫn còn bức xúc, khiến công ty cũng rất vất vả.

Đến tháng 6/2017 chủ đầu tư và khách hàng gặp nhau và đưa ra chung ý kiến là không xây dựng thêm nữa, đẩy nhanh giai đoạn xin giấy phép lại để sớm hoàn công bàn giao nhà cho người dân.

Tiếp đó tháng 9/2017, công ty tiếp tục gửi hồ sơ hoàn thiện lên Sở Quy hoạch - Kiến trúc, đến ngày 25/9 thì sở trả hồ sơ về với lý do, ngày 9/9/2017, Ban Nội chính có công văn đề nghị UBND TP.HCM rà soát, xem xét lại vì dự án có dấu hiệu bao che, hợp thức hóa sai phạm. Dự án lại phải dừng lại chờ kết quả từ thanh tra thành phố. Sau khi có kết quả thanh tra trình lên UBND TP. HCM là không có dấu hiệu bao che, hợp thức hóa sai phạm mà chỉ có tiến độ dự án rất chậm vì không có đủ thủ tục bàn giao cho khách hàng.

Ông Đỗ Việt Tân cũng cho rằng, công ty đang đẩy nhanh tiến độ để bàn giao nhà cho khách hàng sớm nhất.

17-34-10_4
17-34-10_41
Thông báo, quá trình cấp phép, dự kiến tiến độ công trình trong thời gian sắp tới của chủ đầu tư gửi tới khách hàng

(Kiến thức gia đình số 12)

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm