| Hotline: 0983.970.780

Mỗi tháng, thiệt 2.000 tỷ!

Chủ Nhật 22/04/2012 , 15:26 (GMT+7)

Thông tin chất tạo nạc, gạo giả, cá nhiễm độc… liên tiếp xuất hiện đã khiến hàng vạn nông dân điêu đứng...

* Trách nhiệm đầu tiên thuộc nơi làm xét nghiệm không đúng

Ông Nguyễn Đăng Vang
Thông tin chất tạo nạc, gạo giả, cá nhiễm độc… liên tiếp xuất hiện đã khiến hàng vạn nông dân điêu đứng. Trao đổi với NNVN chiều ngày 19/4, ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và MT của Quốc hội khẳng định: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về những nơi đã tiến hành xét nghiệm mẫu thực phẩm không đúng.

Thông tin nhảm, xã hội thiệt hại quá nặng

Thời gian gần đây những thông tin liên quan đến thực phẩm như thịt lợn siêu nạc, gạo giả, cá nhiễm độc… liên tiếp xuất hiện khiến người tiêu dùng thực sự hoang mang, lo lắng và không biết ăn gì cho “an toàn”. Từng gắn bó với ngành chăn nuôi nhiều năm, ông nghĩ sao?

Tôi khẳng định, những thông tin thất thiệt gần đây có liên quan đến thực phẩm đưa ra khi chưa được phân tích, xét nghiệm cẩn thận, đúng địa chỉ. Thế mới thấy rõ, thông tin đúng thì giúp người tiêu dùng tránh được nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Thông tin sai, chưa chính xác thì gây rất nhiều thiệt hại. Đó là người tiêu dùng lo sợ, gần như quay lưng với thịt lợn. Còn người chăn nuôi thì thua lỗ nặng rồi.

Như ngày hôm kia thôi, khi đi khảo sát một số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long tôi thấy người chăn nuôi bị ảnh hưởng nhiều quá khi giá thịt lợn hơi “không siêu nạc” xuống còn chưa được 40.000 đồng/kg. Người chăn nuôi lỗ quá nặng, tính sơ sơ, mỗi tháng họ bị thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng. Bây giờ họ bỏ không chăn nuôi nữa thì dự tính 6 tháng sau, sẽ thiếu thịt rất nhiều và phải chấp nhận mua giá cao.

Nói chung, vì việc đưa thông tin không chính xác sẽ gây thiệt hại chủ yếu là người tiêu dùng, nặng hơn là cho cả xã hội vì sẽ có thêm hàng triệu hộ nghèo đi.

Theo ông, đâu là gốc nguyên nhân của những thông tin thất thiệt đó? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong vụ này?

Đó là thông tin từ chính những nơi tiến hành làm xét nghiệm khi chưa được phép, thì họ phải chịu trách nhiệm. Tại sao ư? Bởi những nơi này chỉ được nhận làm dịch vụ. Thế nhưng để giảm chi phí xét nghiệm, những nơi này chủ yếu dùng phương pháp định tính để phân tích mà không hiểu rằng, sai số của định tính rất lớn.

Vừa qua, trong 100 mẫu có nghi vấn mang đến kiểm tra, thì định tính sẽ chọn được 50 mẫu. Tiếp tục làm định lượng 50 mẫu này thì chỉ chọn được đúng 3 mẫu “có vấn đề” thôi. Những nơi này tiếp tục sai khi theo quy định của Luật ATVSTP và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cấm Phòng làm xét nghiệm công bố. Bởi khi có kết quả sẽ chuyển sang cho Phòng thử nghiệm kiểm chứng (có vai trò như trọng tài) xem xét quy trình làm có đúng hay không. Kết quả an toàn hay không an toàn phải do Sở NN-PTNT, là cơ quan quản lý nhà nước công bố.

Trong khi hiện nay, cả nước chỉ có 6 phòng có đủ thẩm quyền và được người cao nhất phụ trách ngành đó cấp giấy phép được xét nghiệm mẫu thịt lợn chính xác, trong đó Hà Nội có 2 phòng, TP.HCM có 4 phòng.

Có ý kiến cho rằng, tâm lý sợ thời gian kiểm tra quá lâu (ít nhất 10 ngày) nên nhiều người đã chọn làm dịch vụ cho nhanh?

Nói đến thực phẩm chúng ta phải nói đến câu chuyện nguy cơ và những hệ lụy sau đó của nó. Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện thời gian mà hãy nghĩ đến thiệt hại lâu dài và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người sau đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng cứ đưa một người vào bệnh viện rồi yêu cầu bác sĩ chữa bệnh càng nhanh càng tốt. Bởi có thể khiến bệnh nhân chết nhanh hơn nếu không gặp đúng bác sĩ chuyên khoa.

Phải “xử” doanh nghiệp sai trái để làm gương

Theo ông, mỗi khi có thông tin bất lợi này thì cơ quan chức năng cần ứng xử như thế nào?

Địa chỉ 6 Trung tâm kiểm nghiệm chuẩn: Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm Quốc gia - Viện Công nghiệp thực phẩm (301 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội); Phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi - Viện Chăn nuôi (Chèm, Thụy Phương, Hà Nội); Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (349 Pasteur, Quận 1, TP. HCM); Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP. Hồ Chí Minh (số 2 Nguyễn Văn Thủ, phường ĐaKao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh); Phòng Phân tích thức ăn chăn nuôi - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP. Hồ Chí Minh); Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung ương 2 - Cục Thú y (521/1 Hoàng Văn Thụ, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh).
Ngay khi phát hiện trường hợp ngộ độc phải lập tức niêm phong toàn bộ mẫu thức ăn đó và gửi đi xét nghiệm. Kết quả sẽ được gửi đến Phòng kiểm chứng (có vai trò như trọng tài) để trước khi gửi cho Sở chuyên ngành công bố chính thức trên các phương tiện truyền thông. Nếu làm đúng bài bản, từ 5-6 ngày là có kết quả kiểm nghiệm chuẩn xác.

Thế nhưng, cứ bùng nhùng thế này càng lâu hơn bởi đã gần 1,5 tháng rồi nhưng vẫn chưa thấy cơ quan nhà nước công bố kết quả xét nghiệm mẫu thịt lợn “có vấn đề”. Tôi còn nhớ cách đây ít năm, vụ phát hiện có melamin trong sữa đã gây thiệt hại cho rất nhiều công ty sữa và người chăn nuôi. Nặng nhất là Cty CP sữa Hà Nội lên tới gần 50 tỷ đồng. Và cuối cùng, người tiêu dùng phải chấp nhận mua sữa đắt đấy.

Vậy làm thế nào hạn chế những thiệt hại do các tin thất thiệt, không chính xác này gây ra, thưa ông?

Bây giờ chỉ cần áp dụng đúng những quy định của Luật ATPT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật là đủ mà không cần áp dụng bất kỳ Nghị định bổ sung nào cả.

Ông có khuyến cáo gì đối với một số DN hay người chăn nuôi vì lợi nhuận đã cho chất cấm vào thức ăn chăn nuôi?

Để có một xã hội tiến bộ thì giáo dục ý thức là quốc sách hàng đầu. Anh phải có giáo dục và tuyên truyền. Thế nhưng song song phải cần một hệ thống thanh tra, kiểm tra và giám sát. Khi phát hiện sai phạm là phạt thật nặng, thậm chí tới 7 lần.

Ví dụ, khi phát hiện một trại lợn có khoảng 400 con có sử dụng chất kích thích siêu nạc, hãy phạt gấp 7 lần giá trị đàn lợn (khoảng 6- 7 tỷ đồng). Tôi chắc chắn, sau đó sẽ không ai dám làm nữa. Tương tự, phải "xử" ngay những doanh nghiệp làm ăn gian dối. Đã đến lúc chúng ta không thể gọi quá nhiều lòng từ bi nữa rồi.

Xin cảm ơn ông!

Theo Điều 6 (Luật ATTP) quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Mức phạt tiền đối với vi phạm có mức phạt cao nhất không quá 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm