| Hotline: 0983.970.780

Mối tình đẹp giữa rừng Tây Bắc và 8 người con nuôi

Thứ Hai 03/03/2014 , 13:46 (GMT+7)

Suốt mấy chục năm kết tóc se duyên, ông Tùng và bà Ngùa đã tạo nên một câu chuyện tình lãng mạn giữa núi rừng Tây Bắc.

Suốt mấy chục năm kết tóc se duyên, ông Lý A Tùng và bà Vàng Thị Ngùa ở thị trấn Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) đã tạo nên một câu chuyện tình lãng mạn giữa núi rừng Tây Bắc.

Người dân Tủa Chùa thường kể cho nhau nghe về gia đình ông Lý A Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tủa Chùa, có tình thương bao la, nhường cơm sẻ áo cho 8 người con nuôi. Điều mà người ta nhắc đến ông bà nhiều hơn là mối tình sắc son, thủy chung của đôi trai tài, gái sắc người Mông này.

Hôm chúng tôi đến nhà, ông Tùng vừa đi làm nương về. Người đàn ông từng trải qua nhiều trận chiến năm nào vẫn luôn giữ được khí chất của một người lính, không ngại gian khổ. Người bạn đời của ông là bà Vàng Thị Ngùa đã già yếu, đang phải nằm điều trị tại bệnh viện.

Mối tình lãng mạn

Ông Lý A Tùng (SN 1932) tại xã Lao Sả Phình, huyện Tuần Giáo. Khác với những chàng trai trong bản, ông Tùng luôn khát khao được học lấy cái chữ. Ngày đó, xã Lao Sả Phình xa tít mù khơi, chưa có lớp học chữ. Quê hương vẫn bị giặc chiếm đóng.

Mãi đến khi cuộc Cách mạng tháng 8/1945 thành công, phong trào Bình dân học vụ mới lan lên tới vùng cao heo hút này. Thi thoảng ở xã có các chú bộ đội đi qua và dừng chân nghỉ tại đây, ông Tùng đã không bỏ lỡ cơ hội nhờ các chú bộ đội dạy cho từng chữ cái. Với tính ham học hỏi, chẳng mấy chốc chàng trai Lý A Tùng đã biết đọc, biết viết.


Ông Tùng vẫn miệt mài lao động

“Ngày đó cuộc sống của bà con còn nghèo khó lắm. Đèn dầu cũng không có mà thắp. Tôi phải đốt củi để học lấy cái chữ. Các chú bộ đội thấy tôi ham học nên họ hướng dẫn tận tình”, ông Tùng nhớ lại.

Ông Tùng là một trong những người đầu tiên của xã Lao Sả Phình biết được cái chữ nên ông giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Ông đã xung phong theo cách mạng. Mấy năm sau, ông được cho đi học văn hóa tại huyện Thuận Châu (Sơn La).

Hồi trẻ, ông Tùng là chàng trai luôn được các cô gái để ý. Ngày đó trái tim ông đã trao trọn cho cô sơn nữ có má lúm đồng tiền Vàng Thị Ngùa - người cùng xã. Ngùa có dáng người dong dỏng cao, nước da trắng như trứng gà bóc. Chiếc váy, chiếc khăn do Ngùa làm luôn khiến người khác hài lòng.

Sau những ngày đi học xa trở về bản, ông Tùng thường mang khèn ra đầu núi ở gần nhà Ngùa thổi, với mục đích dùng tiếng khèn để tỏ tình. Năm đó, giữa mùa hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, cả miền sơn cước cây cối đâm chồi nảy lộc, ông Tùng đã mạnh dạn vác khèn đến bờ rào đá nhà Ngùa. Đêm đó, ánh trăng lấp lánh như dát vàng lên miền sơn cước, nàng Ngùa như bị tiếng khèn của ông thôi miên. Con thoi bên khung thêu bỗng nhiên bị lạc nhịp, trái tim của cô sơn nữ đã bị tiếng khèn chinh phục. Nàng Ngùa đã nhẹ nhàng mở cửa đón anh chàng thổi khèn ngoài bờ rào đá vào nhà. Giữa khung cảnh trăng thanh gió mát đó, họ đã trao nhau lời hẹn ước lứa đôi.

Hôm sau, ông Tùng lại lên đường đi chiến đấu. Sau những tháng ngày gian khổ nơi chiến trường, ông Tùng trở về bản. Và, người con gái năm nào vẫn sắc son một dạ đợi người yêu về. Bà con trong bản ai cũng đến chia vui với đôi trai tài, gái sắc.

8 người con nuôi

Cưới vợ xong, khi chưa ấm hơi nhau, ông Tùng lại phải lên đường đi đánh giặc. Ông tham gia vào đoàn quân chiến đấu ở nước bạn Lào.

Ở nhà, được chồng giác ngộ, bà Ngùa đã tham gia phong trào phụ nữ của xã Lao Sả Phình. Bà Ngùa nhiệt tình đi các bản để tuyên truyền về phong trào phụ nữ.


Ông Tùng bên con cháu

Sau mấy mùa ban nở, ông Tùng mới trở về nhà. Đến năm 1968, ông được cử về công tác tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Tủa Chùa, với tư cách là Trợ lý huấn luyện. Tuy ở gần nhà nhưng chẳng mấy khi vợ chồng họ được gặp nhau.

Vợ chồng ông lấy nhau đã lâu nhưng chưa sinh hạ được người con nào. Mỗi khi họ hàng hai bên muốn có cháu bế thì bà Ngùa thêm phần khó xử. Theo lệ của bà con nơi đây, cặp vợ chồng nào lấy nhau mấy năm mà chưa có con thì vợ cả có trách nhiệm đi tìm vợ khác cho chồng để mong có đứa con trai nối dõi tông đường.

Bà Ngùa cũng đã nhiều lần nói chuyện với ông Tùng về việc này nhưng ông Tùng nhất định không đồng ý. Ông vẫn luôn động viên người bạn đời của mình rằng: Tình yêu mà tôi dành cho bà như con con suối nguồn chảy mãi không ngừng. Không vì chuyện con cái mà tôi đồng ý với “phương án” của bà được.

Ông bà đã thống nhất nhận nuôi một đứa trẻ tại địa phương. Đó là Lý A Tráng. Nhà Tráng đông anh em, bố mẹ nghèo khó, lại bệnh tật nên không thể nuôi được cả đàn con nheo nhóc. Là người hoạt động công tác hội nên bà Ngùa rất hiểu hoàn cảnh của gia đình Tráng. Bà đã nhận nuôi Tráng. Mang tiếng hai vợ chồng đều là cán bộ nhưng khi đó cuộc sống của gia đình bà Ngùa trông cả vào cái nương, cái rẫy. Ngoài thời gian tham gia phong trào, bà Ngùa lại tất bật tay cuốc, tay cày, bắt đất phải sinh sôi để cho ra hạt ngô, hạt thóc nuôi mình, nuôi con. Ông Tùng vì bận công việc nên đi biền biệt, chẳng mấy khi họ được ở gần nhau.

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng bà Ngùa luôn cố gắng hoàn thành mọi việc của gia đình để chồng yên tâm công tác.

Giữa lúc gia cảnh bần hàn ông bà lại nhận nuôi thêm một đứa con nuôi nữa, đó là cậu bé Lý A Chu. Bố của Chu là anh Lý A Lầu vừa mất vì bệnh trọng. Nhận thêm con, bà Ngùa thêm phần vất vả nhưng bà luôn cảm thấy vui vì cưu mang được những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ chăm sóc cái ăn, cái mặc, đứa nào có khả năng học hành, ông bà đều cố gắng lo cho đi bằng được. Trong 8 người con nuôi thì Lý A Câu đã thi đỗ Trường Sỹ quan Lục quân. Giờ Câu đã ra trường và làm việc tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Tủa Chùa.

Dường như cái duyên nhận con nuôi và nuôi nấng chúng trưởng thành là một định mệnh gắn với ông bà. Mỗi lần có được ngày nghỉ, ông Tùng cũng tất bật vượt đường rừng về bản cùng với người vợ mở mang thêm nương ngô, nương lúa để nuôi các con.

Mồ hôi, công sức của đôi vợ chồng ông bà được bù đắp bằng nụ cười con trẻ được ăn no, học hành. Vùng quê ông bà sống nghèo lắm. Các gia đình nơi đây thiếu ăn, thiếu mặc như một nỗi lo thường trực. Hoàn cảnh của ông bà cũng không khá hơn họ là mấy. Tuy nhiên, tình thương mà họ dành cho đám trẻ nơi đây chưa bao giờ vơi cạn.

Liên tiếp những năm sau đó, ông bà nhận nuôi thêm 6 đứa trẻ cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi lần gia đình có thêm thành viên là ông bà lại động viên nhau, mình có vất vả, khó khăn thêm tý chút nhưng có thêm một đứa trẻ được nuôi nấng, nên người.

Mỗi khi nhìn đàn con của mình đã say giấc, bà Ngùa lại tranh thủ ngồi bên khung dệt để làm thêm cái áo mới cho các con. Khi đông về chúng không phải chịu cảnh rét mướt.

Con cái lớn lên khỏe mạnh, học hành thành đạt là nguồn động viên giúp ông bà vượt qua mọi khó khăn. Giờ đây, ông bà đã nghỉ hưu, các con đã lớn và lập gia đình. Hiện tại, vợ chồng Lý A Câu sống cùng ông bà tại thị trấn Tủa Chùa.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm