| Hotline: 0983.970.780

Món ăn, bài thuốc chữa thiếu máu

Thứ Ba 14/06/2011 , 11:16 (GMT+7)

Thông thường, thiếu máu là do dinh dưỡng không đầy đủ nhất là thiếu sắt, mất máu mãn tính hoặc có thể do cơ thể suy nhược.

Thông thường, thiếu máu là do dinh dưỡng không đầy đủ nhất là thiếu sắt, mất máu mãn tính hoặc có thể do cơ thể suy nhược.

Biểu hiện của bệnh thiếu máu ngoài huyết sắc tố giảm, còn kèm theo hàng loạt triệu chứng như: Nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, hay hoảng sợ, tim đập nhanh, ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, đầu óc không tập trung, ăn không ngon, nếu là nữ thì kinh nguyệt hay thất thường (chu kỳ kinh không đều).

Đông y cho rằng, điều trị bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng và bổ máu, cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận tạo ra máu. Nếu có bệnh xuất huyết mãn tính như xuất huyết nhiều lúc hành kinh, bệnh giun móc, xuất huyết vì loét dạ dày…phải kịp thời điều trị. Trước khi bồi bổ dinh dưỡng phải chú trọng điều chỉnh khả năng tiêu hoá và tiếp thu thức ăn của dạ dày. Ngoài những thực phẩm bổ máu như thịt cá, cần tăng cường vitamin C và các chất diệp lục có trong các loại hoa qủa và rau tươi có màu sắc như quýt, cam, táo chua, đào, cà, hồng, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, nấm mèo đen…

Nếu bị bệnh dạ dày, không nên uống thuốc trị bệnh cùng lúc với thuốc bổ máu và bổ sắt. Thuốc bổ máu không được uống cùng với thuốc tetracylin, sẽ gây cản trở cho việc hấp thụ. Có một số thuốc gây ức chế cho việc bổ máu như: Cloromixin, Cimetidine… trong thời kỳ điều trị thiếu máu, cố gắng không nên dùng những thuốc này.

Những món ăn và bài thuốc cho người thiếu máu:

Về ăn uống, có thể dùng một số món dưới đây cho những người thiếu máu như:

- Dùng nửa kg lươn, làm sạch rồi đem nấu với 100g vị thuốc hoàng kỳ, nêm nếm gia vị vừa dùng; dùng tiết heo và rau chân vịt mỗi thứ 250g đem nấu canh để ăn.

- Lấy 20g mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), 10 trái hồng táo, cùng một ít đường đỏ đem nấu chung để dùng; dùng 50g táo đỏ, 50g đậu xanh đem nấu chung, rồi cho đường đỏ vào. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 15 ngày trong 1 đợt; Lấy 9g cùi long nhãn, 15g lạc nhân còn cả vỏ đỏ bên ngoài cùng một lượng nước vừa đủ đem nấu ăn. Dùng 2 cái xương ống chân dê, 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương dê cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2 – 3 lần như thế, ăn nửa tháng là 1 đợt.

- Dùng 150g gan heo, 300g rau chân vịt. Rau rửa sạch, thái đoạn, gan thái mỏng. Nấu nước khi nước sôi thì cho gừng, muối và gan cùng rau vào nấu đến chín để dùng.

- Lấy 50g gân bò, 50g kê huyết đằng, 12g cao bổ xương. Tất cả rửa sạch cho vào nồi nước nấu liên tục trong 1 tiếng đồng hồ để lấy nước dùng.

- Dùng một con gà mái tơ chừng 1,5kg, 15g vị thuốc đương quy, 30g đảng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đảng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm