| Hotline: 0983.970.780

Món ăn kị và hợp

Thứ Hai 26/03/2012 , 10:59 (GMT+7)

Xu hướng ngày nay không chỉ là ăn ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe. Mời độc giả cùng nghiên cứu một số món ăn kị và hợp nhau...

1. Củ cải

* Củ cải hợp với

- Đậu phụ:

Ăn nhiều đậu phụ dễ gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, ngược lại củ cải có tác dụng dễ tiêu hóa, ăn cùng với nhau sẽ giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng.

- Thịt lợn: Nấu món thị lợn xào hoặc kho với củ cải sẽ không chỉ giúp tăng sức khỏe của da mà còn giúp tăng lưu thông khí huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, giải rượu và chống ung thư.

* Củ cải kị với:

- Nho và dứa:

Sau khi có bữa ăn với củ cải thì bạn không nên ăn tráng miệng với một trong hai loại trái cây là nho và dứa vì nó dễ gây phản ứng làm khó tiêu và hại đường ruột.

2. Rau muống

* Rau muống hợp với:

- Cà rốt:

Khi bữa ăn có rau muống thì nên có thêm món cà rốt vì chúng sẽ tương thích với nhau và giúp chống lại bệnh phổi xuất huyết, chảy máu cam và bệnh kiết lị.

- Ớt: Khi ăn rau muống nên cho thêm một chút ớt vì nó không những tăng thêm sự ngon miệng mà còn làm tăng thêm vitamin, khoáng chất, ngoài ra chúng còn cộng hưởng giúp hạ huyết áp, giải độc và trị phù thũng.

- Chân gà: Chân gà rất giàu hàm lượng protein trong khi đó rau muống giàu chất xơ. Do vậy, trong bữa ăn vừa có chân gà vừa có rau muống sẽ giúp làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa.

* Rau muống kị với:

-Sữa: Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

3. Cà chua

* Cà chua hợp với:

- Cá chim: Món cá chim sốt cà chua là món ăn đơn giản, dễ làm và mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể.

- Táo: Cà chua và táo đều là thực phẩm giàu vitamin C, do đó sau bữa ăn có cà chua thì nên tráng miệng với táo vì nó rất có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng cường thể lực và phòng ngừa bệnh thiếu máu.

- Rau cần: Rau cần và cà chua đều có công dụng hạ huyết áp, ngoài ra, rau cần còn giàu chất xơ nên tốt cho dạ dày và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.

* Cà chua kị với:

- Khoai tây: Không nên xào nấu cà chua với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.

- Cá biển: Trong cá biển có chứa hàm lượng muối và axit cao, nếu ăn cùng với cà chua sẽ dễ tạo nên chất gây ung thư, nguy hiểm đến sức khỏe.

- Gan lợn: Nếu ăn gan lợn cùng với cà chua, chất sắt trong gan lợn sẽ làm cho vitamin C của cà chua bị oxi hóa, từ đó mà cà chua sẽ không còn giá trị dinh dưỡng.

4. Khoai tây

* Khoai tây hợp với:

- Giấm: Khoai tây là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng lại chứa thành phần palytoxin có hại cho cơ thể, do đó khi nấu nướng món khoai tây nên cho thêm một chút giấm sẽ có tác dụng ức chế chế chất palytoxin, từ đó giảm độc hại.

- Đậu đũa: Có món khoai tây cùng với món đậu đũa sẽ giúp điều tiết hệ tiêu hóa vừa có thể trị bệnh đầy bụng vừa có thể giảm đau đầu.

- Sữa bò: Trong sữa bò có chứa hàm lượng lớn vitamin và carbonhydrate, do vậy, uống sữa bò trước hoặc sau khi ăn khoai tây thì vitamin, carbonhydrate sẽ kết hơp với protein và canxi trong sữa giúp hình thành nên nhiều chất dinh dưỡng bổ sung tốt cho cơ thể.

- Thịt bò: Chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khai tây để hình thành nên nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

Khai tây ngoài không hợp với cà chua như nói ở trên thì còn không hợp với:

- Hồng: Tinh bột của khoai tây mà gặp chất axit tannic trong hồng sẽ tạo ra kết tủa, từ đó làm cho người ăn dễ bệnh sỏi thận.

- Chuối: Sau khi đã ăn khoai tây thì không nên ăn tráng miệng chuối vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

5. Dứa

* Dứa hợp với:

- Nước muối: Ăn dứa dễ bị dị ứng, nhưng nếu ngâm dứa với nước muối sau đó mới ăn sẽ giúp mùi vị của dứa vừa thơm ngon hơn vừa chống được dị ứng.

- Thịt lợn: Khi ăn dứa cùng với thịt lợn thì nó sẽ kích thích phân giải protein có trong thịt, từ đó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ protein có trong thịt lợn. Nhờ vậy mà sự kết hợp giữa dứa và thịt lợn sẽ có lợi cho sức khỏe.

* Dứa kị với:

- Sữa: Tính chua trong dứa(axit) làm thường làm cho protein trong sữa bị kết tủa có hại cho bệnh tiêu hóa, do vậy không nên ăn uống hai thực phẩm này gần nhau.

- Trứng gà: Protein trong trứng gà kết hợp với chất axit alpha hydroxy kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein trong cơ thể.

6. Giá đỗ

* Giá đỗ hợp với:

- Thịt gà: Thị gà ăn cùng với giá đỗ không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn giúp giảm thiểu bệnh cao huyết áp và những bệnh đường huyết.

- Gan vịt: Món gan vịt xào giá đỗ có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, thông mạch rất nên thích hợp với những người mắc bệnh xơ gan.

- Tiết lợn: Tiết lợn ăn cùng với giá đỗ có thể trị chứng tâm trạng u uất, căng thẳng, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi.

* Giá đỗ kị với:

- Gan lợn: Không nên xào gan lợn với giá đỗ vì ion đồng trong gan lợn làm cho vitamin C trong giá đỗ bị oxi hóa nhanh hơn, từ đó làm mất giá trị dinh dưỡng.

7. Cà rốt

* Cà rốt ăn hợp với:

- Rau chân vịt: Ăn cà rốt cùng với món rau chân vịt có tác dụng giúp máu lưu thông tới não đều đặn, từ đó giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

- Thịt chó: Món này kết hợp với thịt chó sẽ có tác dụng lợi thận, bổ tì vị, tráng dương, thích hợp với người liệt dương, thận yếu, tiêu hóa kém.

- Đậu tương: Ăn đậu tương lẫn với cà rốt sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe xương, đặc biệt đối với trẻ đang ở độ tuổi dậy thì.

- Cá quả: Cà rốt có tác dụng bổ tì vị, hỗ trợ tiêu hóa, cá quả cũng là thực phẩm lợi tì vị, lợi tiểu, do vậy cá quả nấu với cà rốt tốt cho thận và tiêu hóa.

* Cà rốt kị với:

- Giấm: Giấm làm mất chất carotene trong cà rốt, khiến cho món này không còn giá trị dinh dưỡng.

- Táo tàu: Sau khi ăn cà rốt không nên ăn táo tàu vì nó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, bên cạnh đó vitamin C trong táo tàu nhanh chóng bị phân hủy do phản ứng với chất xúc tác trong cà rốt.

8. Rau mùi

* Rau mùi hợp với:

- Đậu phụ: Rau mùi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, dầu và chất khoáng do vậy nếu ăn rau mùi cùng với đậu sẽ lợi cho tì vị, chống phong hàn rất tốt.

* Rau mùi kị với:

- Gan động vật: Khi xào nấu món gan động vật bạn không nên cho rau mùi vào vì hợp chất đồng và sắt trong gan làm cho vitamin C trong rau mùi bị oxi hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng.

- Thịt chó: Rau mùi vốn mang tính nóng, nếu ăn nhiều dễ gây hao tổn khí huyết. Thịt chó là thực phẩm giàu chất đạm, tính nóng dễ tạo đờm do vậy không nên ăn thịt chó với rau mùi.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất