| Hotline: 0983.970.780

Móng Cái khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Thứ Sáu 26/06/2015 , 09:30 (GMT+7)

Thời gian qua, TP Móng Cái (Quảng Ninhđã và đang tích cực kêu gọi các DN đầu tư vào SX nông nghiệp theo chuỗi từ SX đến chế biến, tiêu thụ. 

Các DN này sẽ được TP tạo điều kiện tối đa nhằm tiếp cận nhanh nhất với các ưu đãi của tỉnh.

Theo ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Thành ủy Móng Cái, các DN đầu tư vào nông nghiệp tại TP Móng Cái sẽ được hỗ trợ chi phí GPMB, thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ lãi suất vay vốn, chi phí chuyển giao công nghệ..

Song song với đó, đối với những khó khăn, vướng mắc của DN cũng thường xuyên được lãnh đạo TP quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kịp thời tháo gỡ, tạo điều kiện cho DN yên tâm phát triển SX.

Chính vì vậy, dù không phải địa bàn trọng điểm về nông nghiệp nhưng TP Móng Cái vẫn thu hút được một số DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, như: Cty TNHH Kim Hằng MC (đầu tư sản phẩm lợn Móng Cái, khoai lang); Cty TNHH Ngọc Khánh VT (sản phẩm ghẹ Trà Cổ); HTX nông lâm ngư Thái An (sản phẩm tỏi Vĩnh Thực); Cty Cát Phú Hải (tôm chân trắng)… Ngoài ra, còn có 14 đơn vị, DN và hộ kinh doanh đăng ký sử dụng nhãn hiệu tôm chân trắng cũng đang từng bước đầu tư nguồn vốn vào việc ứng dụng công nghệ trong SX, bảo quản sản phẩm.

Cùng với thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp thì việc đầu tư hạ tầng vùng nuôi trồng, đưa KHKT vào các dự án SX và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp cũng là những vấn đề được TP Móng Cái hết sức quan tâm.

Riêng đối với lợn Móng Cái - một trong những thương hiệu nông sản đã khẳng định được thương hiệu của địa phương, năm 2014, TP đã phát triển được 600 con thương phẩm, 50 lợn nái.

Dự kiến đến hết năm 2015 sẽ tăng số lượng đàn lợn Móng Cái lên trên 1.000 con thông qua các dự án phát triển SX. Hiện nay, TP đã có 3 sản phẩm nông nghiệp gồm: Ghẹ Trà Cổ, tôm chân trắng và lợn Móng Cái được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Đối với nuôi trồng thuỷ sản, trên địa bàn TP đã hình thành vùng nuôi trồng tập trung và từng bước được đầu tư theo hướng công nghiệp, đặc biệt là đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng. Từ năm 2010 đến nay, diện tích nuôi tôm trên địa bàn liên tục tăng từ 900ha đến trên 1.000ha...

Hầu hết các cơ sở nuôi trồng quy mô lớn trên địa bàn đều đã áp dụng các biện pháp quản lý tiên tiến như: GAP (Quy trình thực hành tốt trong nuôi trồng thuỷ sản), BMP (Thực hành quản lý), CoC (Bộ quy tắc ứng xử có trách nhiệm trong nuôi trồng thuỷ sản) nhằm tăng năng suất, sản lượng và đảm bảo chất lượng ATVSTP, tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm