| Hotline: 0983.970.780

Móng Cái xây đàn tế Xã Tắc: Thừa giấy vẽ voi

Thứ Năm 07/03/2019 , 09:33 (GMT+7)

Ngoài việc tổ chức lễ hội vá chằng vá đụp, đem nghi thức từ trong Huế ra lai tạp với các nghi thức ngoài miền Bắc, UBND thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) còn làm một việc không giống ai đó là xây dựng đàn tế trong khuôn viên đền Xã Tắc.

Không ai xây đàn tế khi đã có đền thờ

Trao đổi với PV, GS.TS Bùi Quang Thanh – Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia (Bộ VH-TT&DL) bày tỏ: “Theo tôi, khi đã có đền hiện hữu rồi thì trên cơ sở hạt nhân không gian đấy mà tổ chức các hình thức sinh hoạt lễ hội cho phù hợp, chứ không cần xây dựng đàn tế mới. Bởi vì nếu chưa có đền thì mới xây đàn tế còn đã có đền rồi thì xây đàn tế để làm gì?”

den-x-tc-1145218780
Đánh trống khai mạc Lễ hội đền Xã Tắc năm 2019

Ông Thanh cho rằng "đừng bê nguyên si" nghi thức tế lễ của tế đàn Nam Giao, tế đàn Xã Tắc ở nơi khác vào đấy, mà nên họp cộng đồng lại, trao đổi với cộng đồng xem nguyện vọng cộng đồng thế nào và căn cứ hạt nhân truyền thống là như thế nào thì mới đề xuất ra một phương án và xây dựng, sáng tạo lễ hội cụ thể.

"Tôi cho rằng chủ thể lễ hội phải là cộng đồng. Nhà quản lý hay chính quyền không áp đặt được đâu. Nên có tọa đàm của cộng đồng rồi từ đó các nhà khoa học nghiên cứu, liên kết quá khứ của họ rồi sau đó đưa ra bản phác thảo như kịch bản sơ khai cho cộng đồng thảo luận. Quan điểm của tôi là khi phục dựng lễ hội truyền thống thì không được phép duy ý chí, đem tư duy của chính quyền và người quản lý văn hóa để áp đặt được đâu.Khi cộng đồng đã là chủ thể văn hóa thì họ tham gia vào sẽ tích cực hơn nhiều", ông Thanh nói.
 

Không có "cột mốc văn hóa bằng tâm linh"

Trả lời câu hỏi của PV, bà Nguyễn Thị Hạnh – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Ninh cho rằng Móng Cái là vùng đất biên giới, đền Xã Tắc đấy là “cột mốc văn hóa bằng tâm linh” trong lòng nhân dân địa phương.

den-x-tc-2145218873
Lễ hội Xã Tắc năm 2019

Bình luận về khái niệm mới “Cột mốc văn hóa bằng tâm linh” của lãnh đạo ngành văn hóa tỉnh Quảng Ninh, GS.TS Bùi Quang Thanh sửng sốt chia sẻ: “Nói như vậy hết sức trừu tượng. Làm gì có cột mốc văn hóa bằng tâm linh. Đó chỉ là trong tâm thức con người thôi mà. Người ta ý thức rằng cộng đồng này là của họ. Còn cột mốc là quan hệ quốc gia. Khi các quốc gia khẳng định chủ quyền và xây dựng cột mốc biên giới đến đây thì cộng đồng sẽ đứng ra gìn giữ và bảo vệ theo chính sách và ý chí của toàn dân tộc. Đã biên cương thì không phải của một làng, một xã, hay một huyện, mà là của toàn dân tộc”.

Cùng chung sự sửng sốt như GS.TS Bùi Quang Thanh, một chuyên gia biên giới (Bộ Ngoại giao) cho rằng: “Các đền do dân, làng xã lập là do văn hoa tín ngưỡng địa phương chứ không phải quốc gia càng không thể gọi là cột mốc quốc gia được”. Vị này phân tích thêm đàn/ đền Xã Tắc trong lịch sử thường để cầu mưa cúng hạn chứ không phải đánh dấu biên giới chủ quyền.

“Cột mốc biên giới là yếu tố vật chất đánh dấu vị trí của biên giới pháp lý do hai Nhà nước thỏa thuận xác định bằng công ước hoạch định và phân giới cắm mốc. Vì vậy khái niệm “Cột mốc văn hóa bằng tâm linh” chỉ có giá trị văn chương, nhất là khi biên giới đã xác định xong. Các chùa chiền để phục vụ cho tín ngưỡng nếu nói đó lạc cột mốc thì rất nguy hiểm”, chuyên gia biên giới cảnh báo.

Xây mới cho mai sau

Làm việc với PV báo NNVN về một số nội dugn xung quanh lai lịch đền Xã Tắc và lễ hội đền Xã Tắc, bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Đàn là cái nơi để diễn ra việc tế lễ. Ví dụ ở Huế là quy mô cấp quốc gia để vua đi tế, một năm đi tế một lần, vì cái đàn quy mô nó to. Còn tôi nghĩ rằng đây chỉ là của cấp tỉnh, thậm chí ở xã cũng lập được đàn. Bây giờ nhân dân cũng lập được đàn theo tín ngưỡng”.

Trước những ý kiến phản biện về đền Xã Tắc và lễ hội, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Ninh cho rằng có thể nhận thức khác nhau. Nhận thức khoa học cũng khác nhau. Đa số công nhận là được. Theo bà Hạnh, về quan điểm của người lãnh đạo, hiện bà đang tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng một loạt các bia, biểu tượng, tượng đài ở tất cả các huyện biên giới, hải đảo để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ. Đền Xã Tắc cũng nằm trong đó.

“Bây giờ mình bắt đầu phải xây dựng thì hàng 100 – 200 năm sau, 300 – 400 năm sau người ta đào khảo cổ thì thấy rằng có đàn tế truyền thống 400 năm trước từ thời ông Hoàng Quốc Thái lập năm 2017 đến năm 3017 con cháu nó vẫn còn nhớ được”, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Ninh nói.

 

Xem thêm
Mỹ Tâm xin lỗi fan

Mỹ Tâm đã phải livestream xin lỗi khán giả sau khi hệ thống bán vé của concert 'My soul 1981' sập chỉ sau một vài phút mở bán.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam gặp vấn đề về tâm lý'

HLV Hoàng Anh Tuấn chia sẻ trong phòng họp báo sau trận, ông chỉ hài lòng về mặt kết quả, còn tinh thần toàn đội căng cứng nên đá không đúng ý đồ.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.