| Hotline: 0983.970.780

Mong được sống để nuôi con

Thứ Sáu 19/09/2014 , 08:20 (GMT+7)

Từ hơn chục năm nay, người phụ nữ 33 tuổi này sống lay lắt bởi căn bệnh tim hoành hành. Và nếu không được chữa trị sớm, chị Quý sẽ không thể sống đến khi con trưởng thành.

Căn chòi lụp xụp được che chắn bằng hàng chục loại vật liệu phế thải như ván ép, tôn mục, bìa giấy các tông, vài món đồ sinh hoạt thiết yếu bên trong cũng toàn loại ve chai…, đó là nơi trú ngụ của vợ chồng chị Lê Thị Hồng Quý cùng 2 con.

Từ hơn chục năm nay, người phụ nữ 33 tuổi này sống lay lắt bởi căn bệnh tim hoành hành. Và nếu không được chữa trị sớm, chị sẽ không thể sống đến khi con trưởng thành.

Đến thăm chị Quý ở tổ 8, ấp Phú Hợp B, xã Phú Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi không khỏi xót xa khi nhìn gia cảnh chị. Căn chòi ẩm thấp nơi gia đình chị trú ngụ được cất tạm bợ trên nền đất chưa được san phẳng, lồi lõm, mùi hôi nồng của bùn đất sộc vào mũi. Sát trên đầu là mái tôn đang tỏa hơi nóng hầm hập.

Chị Quý ngồi trên chiếc giường nhỏ, mồ hôi tứa ra trên khuôn mặt đỏ bừng như người say rượu. Chị bảo, mỗi khi trời nắng nóng, căng thẳng đầu óc, hay chỉ cần đi chợ rồi về nấu ăn thôi, là căn bệnh tim lại có dịp bùng lên khiến chị khó thở, 2 quầng mắt đỏ lựng, mồ hôi đổ ra như vậy.

Năm 1999, khi đứa con đầu lòng chào đời, chị Quí bỗng thấy thường xuyên bị các cơn đau dữ dội ở vùng ngực trái, khó thở. Mỗi lúc như vậy, mồ hôi vã ra như tắm. Suy nghĩ mãi chị mới dám đi khám vì sợ không đủ tiền.

Đến bệnh viện, chị điếng người khi bác sĩ thông báo chị bị bệnh tim và chuyển chị sang Viện Tim TPHCM để khám lại. Tại đây, bác sĩ kết luận chị bị hẹp động mạch chủ, hở van tim 2 lá, và yêu cầu chị không được mang thai nữa, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Năm 2006, chị mang bầu ngoài ý muốn, đến tháng thứ 3 mới biết. “Tôi không nỡ bỏ con, với lại lúc đó tôi thấy bệnh tình không nghiêm trọng lắm, chỉ khi nào làm hơi nặng mới thấy mệt, mình cẩn thận, hạn chế làm việc chắc không sao. Nghĩ thế nên vợ chồng tôi đánh liều để luôn”, chị Quý kể.

Và, khi cháu trai thứ 2 ra đời, cũng là lúc bệnh tim của chị trở nặng. Đi khám lại, bác sĩ cho biết, chị không chỉ bị hẹp động mạch, hở van tim, mà còn bị suy tim, tăng áp phổi và đông máu.

Từ đây, mọi việc gia đình, từ kiếm tiền đến chăm sóc con cái, đều phó mặc cho anh Võ Thanh Tùng, chồng chị. Bình quân mỗi tháng chị phải đi viện tim 2 lần. Mỗi lần như vậy lại tốn hơn 2 triệu đồng tiền thuốc, chi phí đi lại.

“Lần nào đi khám bác sĩ cũng bảo phải mổ tim, điều trị ngay, nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng bất cứ lúc nào. Nhưng, lo miếng ăn đã khó, lấy đâu ra 140 triệu đ để mổ tim bây giờ?”, chị Quí nói trong nước mắt.

Mẹ ruột chị Quý, bà Nguyễn Thị Hậu, năm nay đã 79 tuổi, cho biết, chị Quý là con út, đồng thời là con gái duy nhất trong số 9 anh chị em. Vợ chồng bà vốn không có nhà, hơn chục con người chen chúc trong chiếc ghe nhỏ, mưu sinh bằng nghề chài lưới trên sông La Ngà.

Căn nhà bà đang ở cùng người con trai thứ 8 là nhà tình thương do chính quyền địa phương xây cho cách đây gần 20 năm. Nhà nghèo, con đông, lại chỉ có 2 bàn tay trắng, nên các con bà lớn lên, đều phải tự thân vận động. Căn chòi vợ chồng chị Quý ở là đất của xã.

“2 năm trước, nhiều lần mấy anh địa chính xã đến lập biên bản, yêu cầu tháo dỡ, trả đất cho ủy ban. Tôi bảo, đất chưa cấp cho ai, giờ thu lại cũng để trống, nên cứ cho chúng tôi ở tạm, khi nào cấp cho người khác thì tôi trả lại ngay chứ không phản đối”, chị Quý nói. Còn bà Hậu thì lo lắng: “Xã mà đòi đất lại thì không biết tụi nó sẽ ở đâu?”.

Hiện nay, nguồn sống của gia đình chị Quí (2 vợ chồng, 2 con) đều trông vào công việc bấp bênh, “bữa đực bữa cái” là nghề bốc vác, ai thuê gì làm nấy của chồng chị.

Thương cha mẹ, cháu Lê Minh Hải, con trai lớn của chị (nay đã 15 tuổi mà nhìn chẳng hơn đứa trẻ lên 10), đã nghỉ học từ năm lớp 5 để ở nhà đi làm thuê kiếm tiền phụ mẹ. Nhưng do em nhỏ thó, sức khỏe lại không có, nên lâu lâu mới có người thuê làm với tiền công rẻ mạt.

Còn cháu thứ 2 Lê Minh Hà, là một cậu bé thông minh, hiếu động, dù mới 8 tuổi, nhưng đã tự đi học bằng chiếc xe đạp thiếu nhi. Chị Quý bảo, trường học cách nhà khoảng hơn 3 cây số, và phải qua sông. Mùa mưa, mỗi lúc cháu đi học là lo, nhưng chị không thể đưa cháu đi được.

“Cháu thông minh và ham học lắm, nhưng hoàn cảnh gia đình thế này, không biết cháu học được đến khi nào”, chị Quý lại rơm rớm nước mắt, nói. Ước nguyện của chị là được mổ tim để sống, nuôi con đến khi chúng trưởng thành.

Số điện thoại chị Quý: 01235.389 663

Gia cảnh trên rất mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.8345431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm