| Hotline: 0983.970.780

Mong ước sửa nhà dột nát

Thứ Tư 24/04/2019 , 11:09 (GMT+7)

Có mặt tại gia đình chị Nguyễn Thị Bình (SN 1972, trú tại xóm Khe Mèn, xã Đồng Hợp, huyện Qùy Hợp, Nghệ An) mới tận mắt chứng kiến cuộc sống của họ khó khăn, nghèo túng đến nhường nào.

Đất đai, ruộng vườn không có để sản xuất, con cái tật nguyền, chị còn phải nuôi mẹ chồng trên 80 tuổi.

09-48-29-chi-binh-v-me-chong-dung-truoc-cn-nh-tuong-rn-nut135641529
Chị Bình và mẹ chồng trước căn nhà dột nát

Sau khi anh Nguyễn Văn Liên (chồng chị) lâm bệnh, trong nhà có gì đáng giá đều bán lấy tiền và vay mượn thêm bà con xóm làng để đưa chồng đi chữa trị nhiều nơi mà bệnh tình không thuyên giảm. Anh mất vào năm 2015.

Từ đây, cuộc sống hàng ngày chị Bình phải đi làm thuê cuốc mướn để có tiền đong gạo nuôi 2 đứa con cùng người mẹ già yếu, đau ốm thường xuyên. Quần quật chặt mía thuê cả ngày, chị Bình mới kiếm được 80 ngàn đồng để chi tiêu ăn uống, tiền thuốc men cho mẹ chồng và đứa con thứ hai là Nguyễn Quang Huy (SN 2014, tật nguyền bẩm sinh), trái gió trở trời là lên cơn đau vật vã. Tiền đi làm thuê không dư giật được đồng nào. Có tháng mưa ròng cả tuần, 4 mẹ con bà cháu rau cháo cầm chừng. Vì vậy mà cháu đầu Nguyễn Quàng Hà (học lớp 2), nhịn ăn sáng hàng ngày để tới trường.

Trong căn nhà cấp 4, tài sản không có gì đáng giá ngoại trừ chiếc giường cũ kĩ dành cho 4 người chen chúc nhau để ngủ. Cực chẳng đã, nhà cửa của chị Bình do bố mẹ để lại và được làm từ lâu nên toàn bộ hoành, rui, mè sâu mọt đã ăn đứt chân, chỉ còn trơ ngói bám vào nhau. Chỉ một cơn gió mạnh là ngói có thể rơi xuống gây hậu quả khôn lường.

Chị Bình nghẹn ngào tâm sự: “Tui chỉ cầu trời luôn nắng, còn mua xuống khổ lắm các chú ơi! Nghỉ đi làm thuê ngày nào là ngày đó không có tiền mua gạo, nhà cửa ngồi bên trong nhìn lên thấy rõ ánh nắng xuyên qua, ước áo có tiền sửa lại căn nhà để mấy mẹ con bà cháu khi trời mưa xuống đỡ khổ hơn, nhưng cuộc sống như thế này thì đến bao giờ mới có tiền sửa lại căn nhà?”.

Nếu cộng đồng xã hội cho chị một điều, chị ước điều gì? "Nếu được vậy, tôi luôn mong có một số tiền để sửa lại căn nhà", chị nghẹn ngào.

Qua đây, chúng tôi luôn mong các nhà hảo tâm, các tổ chức nhân đạo trên mọi miền đất nước sẽ giúp đỡ chị Bình thực hiện được mơ ước lâu nay.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm