| Hotline: 0983.970.780

Monsanto đã tự 'bán mình', liệu còn có thể kiện?

Thứ Sáu 21/04/2017 , 14:02 (GMT+7)

Tập đoàn hóa chất Monsanto là công ty bị biểu tình phản đối và kiện cáo nhiều nhất trên thế giới. Mới đây, hôm 18/4, lại thêm một phiên tòa công dân... 

16-45-15_to-n-ve-monsnto
Tòa án xét xử vụ Monsanto tội hủy diệt môi trường

Mới đây, hôm 18/4, lại thêm một phiên tòa công dân (không có giá trị ràng buộc pháp lý) về Monsanto tại La Haye - Hà Lan, đã phán quyết kết án Monsanto về tội hủy diệt môi trường.
 

Quá khứ tai tiếng của Monsanto

Công ty hóa chất Monsanto Chemical Works được thành lập năm 1901, tại St Louis, Missouri (Mỹ) và chuyên sản xuất đường saccharin cho Coca-Cola. Một nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1980, đã cho thấy saccharin gây ung thư ở chuột.

Tuy rằng sau đấy, Hội đồng Kiểm soát Dinh dưỡng và các nhà sản xuất của các chất làm ngọt nhân tạo và nước soda dinh dưỡng thấp (diet sodas), cùng với các nghiên cứu bổ sung (một số được tiến hành bởi ngành công nghiệp đường và chất làm ngọt) đã báo cáo về sai sót trong các nghiên cứu, saccharin được gỡ bỏ khỏi danh sách những chất gây ung thư của NIH (Viện Y tế Quốc gia của Hoa Kỳ). Một loạt các bức thư từ nhiều nhà khoa học với khuyến cáo không nên gỡ bỏ chất này khỏi danh sách.

Trong những năm đầu thập kỉ 1920, Monsanto bắt đầu mở rộng sản xuất hóa chất của họ sang polyclo hóa biphenyl (PCBs) để sản xuất chất lỏng làm mát cho máy biến áp điện, tụ điện, và động cơ điện. Giữa thập kỷ 70, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) công bố một báo cáo trích dẫn PCBs như là nguyên nhân gây ung thư ở động vật, có thêm bằng chứng cho thấy chúng có thể gây ung thư ở người.

Những nghiên cứu y tế xem xét bổ sung cho thấy mối quan hệ nhân-quả giữa phơi nhiễm PCBs với bệnh ung thư da non-Hodgkin Lymphoma, một dạng ung thư thường xuyên gây tử vong. Năm 1979, Quốc hội Hoa Kỳ công nhận PCBs là một chất độc gây hại đáng kể tới môi trường và là chất gây ô nhiễm hữu cơ lâu dài, và cấm sản xuất ở Mỹ.

RoundUp đã được tìm thấy trong các mẫu nước ngầm, cũng như đất, và thậm chí cả trong các dòng suối và không khí khắp vùng Trung Tây Hoa Kỳ, và ngày càng nhiều trong thực phẩm. Chất này đã được cho thấy có liên quan đến tỷ lệ tử vong của bướm, và sự gia tăng của siêu cỏ dại. Các nghiên cứu trên chuột đã liên tục cho thấy tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm từ sự tạo khối u, biến đổi chức năng cơ quan, và vô sinh cho đến ung thư và tử vong sớm. 

Cho tới lúc đó Monsanto đã có nhà máy sản xuất ở nước ngoài, vì vậy họ đã không hoàn toàn dừng lại cho đến khi có Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cấm sản xuất PCBs trên toàn cầu vào năm 2001.

Monsanto còn bị phát hiện khi các bản ghi nhớ nội bộ công ty từ năm 1956 được phơi bày, chứng minh rằng Monsanto đã biết về mối nguy hiểm của PCBs từ rất sớm. Chừng 30 năm sau khi PCBs đã bị cấm ở Mỹ, chất này vẫn xuất hiện trong máu của phụ nữ mang thai, theo báo cáo trong một nghiên cứu năm 2011 của Đại học California San Francisco, trong khi các nghiên cứu khác chỉ ra một mối tương quan giữa PCBs và bệnh tự kỷ.

Năm 1941, Monsanto bắt đầu tập trung vào chất dẻo và polystyren tổng hợp, chất vẫn được sử dụng rộng rãi trong bao bì thực phẩm. Năm 1980, được xếp hạng 5 trong danh sách của EPA liệt kê các hóa chất mà việc sản xuất của chúng tạo ra tổng số nhiều chất thải nguy hại nhất.

Năm 1944, Monsanto là 1 trong những nhà sản xuất đầu tiên thuốc trừ sâu DDT để chống muỗi truyền bệnh sốt rét. Mặc dù nhiều thập kỷ Monsanto tuyên truyền nhấn mạnh rằng DDT là an toàn, độc tính thực sự của của DDT cuối cùng cũng được khẳng định thông qua nhiều nghiên cứu bên ngoài và vào năm 1972, DDT đã bị cấm trên toàn nước Mỹ. Hiện nay thì Mosanto là tập đoàn sản xuất, cung cấp những giống cây trồng, sản phẩm biến đổi gen, gây tranh cãi và kiện cáo cùng biểu tình phản đối trên khắp thế giới.
 

Chất diệt cỏ của Monsanto

Tại Việt Nam và ở nhiều nơi trên thế giới, cái tên Monsanto được nhắc đến hay bị gắn liền với “chất độc da cam” có chứa dioxin, được quân đội Mỹ sử dụng phổ biến như thuốc diệt cỏ trong thời gian chiến tranh.

Năm 1945, Monsanto bắt đầu thúc đẩy việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong nông nghiệp với việc sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4,5-T (một trong những hoạt chất chính của chất độc da cam), có chứa dioxin. Trong nhiều thập kỷ kể từ khi dioxin được phát triển lần đầu tiên, Monsanto đã bị cáo buộc che đậy hoặc không báo cáo ô nhiễm dioxin trong một loạt các sản phẩm của mình.
 

Và không chỉ có “chất độc da cam”

Trong những năm đầu 1970, Monsanto thành lập Khoa Hóa chất Nông nghiệp của họ, tập trung vào thuốc diệt cỏ, và một loại thuốc diệt cỏ đặc trưng: RoundUp (glyphosate). Bởi vì khả năng của chất này có thể tiêu diệt cỏ dại sau một đêm, RoundUp đã nhanh chóng được chấp nhận bởi người nông dân. Phạm vi sử dụng nó còn tăng lên nhiều hơn khi Monsanto giới thiệu những cây trồng kháng glyphosate (“RoundUp Ready”), tạo điều kiện cho nông dân có thể phun tưới toàn bộ khu vực với chất diệt cỏ RoundUp mà không giết chết các loại cây trồng.

Trong khi glyphosate đã được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trên thế giới và được sử dụng rộng rãi, những lo ngại về ảnh hưởng của nó đối với con người và môi trường vẫn tồn tại.

Liệu có thể kiện khi Monsanto sáp nhập với Bayer?

Tháng 10/2016, Tập đoàn Bayer (Đức) công bố đã mua lại Monsanto (Mỹ) với giá là 59 tỷ Euro (66 tỷ USD).

Dư luận e ngại rằng sự sáp nhập của hai tập đoàn hóa chất lớn nhất nhì hành tinh này hợp thành một tập đoàn duy nhất đứng hàng đầu thế giới trong mảng thị trường hạt giống và chất khai quang, tiêu diệt côn trùng sẽ đem lại nhiều hậu quả khôn lường.

Đây là cuộc “hôn nhân” lớn nhất cho tới nay của ngành công nghiệp và kỹ nghệ Đức. Dự tính Bayer-Monsanto sẽ trở thành một người khổng lồ kiểm soát hơn 25% nguồn cung hạt giống cây trồng và thuốc trừ sâu trên thế giới.

Ngày 14/9/2016, Tổng giám đốc Bayer - ông Werner Baumann ký với Tổng giám đốc Monsanto - ông Hugh Grant, hợp đồng thỏa thuận mua bán, với một tập văn bản gồm 80 trang. Như vậy, hầu hết các vụ án khởi tố liên quan đến Monsanto có thể bị tiêu hủy vì trên nguyên tắc công ty này đã bị bán, không còn danh nghĩa tồn tại nữa. Sẽ lại tiếp những tranh cãi pháp lý về chuyện này.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất