| Hotline: 0983.970.780

Một chủ nhà hàng thả rùa 6,3kg quý hiếm về biển

Thứ Hai 26/03/2018 , 15:19 (GMT+7)

Một nhà hàng tại Quảng Nam, sau khi mua một con rùa quý hiếm với giá bốn triệu đồng, đã nuôi dưỡng và thả về biển.

15-05-55_nh_2
Anh Tân mang rùa quý hiếm thả xuống biển

Sáng 26/3, Chi cục thủy sản Quảng Nam phối với anh Hồ Nhật Tân chủ nhà hàng Tân Giao (xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) thả rùa biển (đồi mồi) nặng 6,3kg quý hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam về lại môi trường biển.

Trước đó, ngày 19/3, anh Tân đã thu mua hải sản trên địa bàn xã bắt gặp một người bắt được con rùa biển nặng 6,3 kg chuẩn bị làm thịt. Con rùa bị thương ở chân và anh mua bốn triệu đồng đưa về thả vào bể kính chăm sóc.

Theo anh Tân, sau khi mua rùa về, đã nhờ bộ thú y đến tiêm chữa vết thương, mỗi ngày nó ăn hết một kg tôm, sau bảy ngày nó đã khỏe hẳn. Nhiều người hỏi mua nhưng anh Tân nhất định không bán vì đây là loài rùa biển rất quý hiếm.

Dự định đến ngày 15/2 âm lịch tôi phóng sinh về biển, tuy nhiên sáng nay nhà chức trách đến làm việc, anh đồng ý thả ra.

Theo ông Ngô Văn Định, Phó chi cục trưởng Chi cục thủy sản Quảng Nam cho biết, đồi mồi là một loài rùa biển thuộc họ Vích. Loài này thuộc nhóm nguy cấp trong danh sách loài bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, vận chuyển.

Rùa quý hiếm nặng 6,6kg

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm