| Hotline: 0983.970.780

Một chút xao lòng

Thứ Năm 05/01/2012 , 10:32 (GMT+7)

Chị lặng lẽ dắt xe vào nhà. Căn nhà vắng lặng như chưa từng có người ở. Hàng tháng nay, ngày nào chị cũng có cảm giác như vậy.

Con về ở với ông bà ngoại từ tháng trước để tiện cho việc đi học, vì trường con gần nhà ông bà. Dạo này anh bận việc công ty, thi thoảng mới về ăn cơm tối cùng với chị. Buổi trưa, hầu như anh chị không ăn cơm với nhau. Ai ở cơ quan người nấy, tự túc bữa trưa với cơm hộp, hoặc tô mỳ cho qua bữa. Còn buổi chiều, tan sở chị trở về nhà với lỉnh kỉnh rau củ quả, thức ăn…

Chị đặt tất cả xuống bàn ăn trong bếp, ngồi thừ người mông lung nghĩ. Chị cũng không biết mình nghĩ gì, muốn gì, chỉ thấy trống rỗng vô cùng. Chị chợt nhớ dễ có đến hàng tuần rồi anh chị không nói chuyện với nhau. Có chăng, chỉ là 1 – 2 câu chào hỏi xã giao. “Em dậy rồi đấy à? Chuẩn bị đi làm chưa?” “Hôm nay anh có ăn cơm chiều không?” “Chiều anh đi tiếp khách, em sang ăn cơm với ông bà rồi xem con học hành ra sao. Anh về muộn!”…

Ngay cả đêm thời gian dường như đứng lại, chỉ có tiếng đồng hồ tích tắc đều trong không gian thanh vắng, cũng vẫn những tiếng kẹt cửa tế nhị, tiếng thì thầm “Anh về muộn quá! Em ngủ đi, xin lỗi em!”, hoặc “Anh dở chút văn bản mai họp công ty, em ngủ đi nhé!”. Không một cử chỉ thể hiện tình cảm của anh đối với chị như vốn thường vẫn thế.

Chị rà lại trong đầu mình xem có cử chỉ nào khác lạ trong cách ứng xử của anh không. Liệu có dấu hiệu gì cho thấy anh đã bớt quan tâm đến chị? Hoặc anh có ai đó… Không có gì cả. Những lời nói yêu thương, vội vàng vẫn vậy. Những cử chỉ tế nhị giữ giấc ngủ cho chị vẫn thế. Những cuộc điện thoại chớp nhoáng thông báo anh không ăn cơm nhà, anh về muộn, anh phải đi công tác đột xuất…

Chị cũng nhớ là chưa có cuộc điện thoại đáng khả nghi nào từ phía anh, cũng chưa có những dấu hiệu luống cuống, ngại ngần của anh trước mặt chị. Vậy sao nhỉ? Có gì đó trong cuộc sống gia đình của chị hay không? Chị lặng người đi vì những câu hỏi quẩn quanh. Tiếng chuông cổng kêu kéo chị về với thực tại. Đồng hồ đã chỉ 7 giờ tối. Chị giật mình nhìn bó rau, thức ăn để trên bàn. Tất cả vẫn nằm trong túi ni-lông như lúc chị mới mua về đặt lên đó. Chị luống cuống ra mở cổng. Anh nhìn chị cười: “Em ngủ quên hay sao mà anh bấm chuông mãi mới ra?” Chị ngơ ngác ngạc nhiên: “Anh có chìa khóa mà… Em tưởng có khách!”

Anh đưa tay gãi đầu: “Hôm nay vội quá anh quên chìa khóa ở nhà!”. Những câu hỏi vừa nãy tự dưng lại xuất hiện trong đầu chị. Chị lặng lẽ để ý từng cử động của anh. Anh dắt xe vào nhà, quay lại khóa cổng. Anh tháo giầy, để cặp tài liệu trên ghế sô-pha. Anh đi vào bếp, rót nước uống ừng ực như thể bị khát cả ngày. Rồi anh quay lại nhìn chị, thắc mắc khi nhìn thấy mớ thức ăn để trên bàn: “Em chưa nấu cơm à?” Chị choàng tỉnh, vội vã: “Em quên mất! Vừa đi chợ về… Anh đợi em chút, xong cơm ngay thôi mà!”

Chị nấu cơm trong lúc anh tắm gội, thay quần áo và, xong xuôi khi đồng hồ đã chỉ 8 giờ kém 10. Ngồi nhìn anh ăn cơm, những câu hỏi lại dồn dập hiện ra trong óc chị với những phép so sánh trong mấy ngày gần đây căn nhà vắng lặng… Chị nhìn anh không chớp mắt, hy vọng kiếm tìm điều gì khác… Anh vẫn ăn cơm bình thường, nhưng rồi cũng nhận ra thái độ khác lạ của vợ. Anh đặt chén đũa xuống, cười: “Này, hôm nay em khang khác đấy! Có chuyện gì phải không?” Chị lúng túng: “Không có gì cả, anh ăn đi!” Anh lắc đầu: “Đừng giấu anh! Sao em không ăn cơm, lại nấu cơm muộn?”. Chị cúi đầu im lặng…

Anh nhoài người nắm bàn tay chị: “Lại nghĩ linh tinh chứ gì? Anh biết cả tháng nay anh đi sớm về khuya, lại thường xuyên không ăn cơm ở nhà khiến em lo lắng. Công việc xong rồi, từ mai nhà mình lại sinh hoạt như bình thường. Chiều mai đi làm về anh qua đón con, không có con ở nhà, mẹ nó ở một mình lại đâm ra suy nghĩ linh tinh…”.

Chị cười chống chế, khuôn mặt đỏ ửng: “Em đâu có nghĩ linh tinh!” Thực lòng, chị đã bắt đầu nghĩ luẩn quẩn những điều không đáng nghĩ. Nếu như không có cử chỉ yêu thương từ phía anh trong bữa cơm tối nay, có lẽ chị đã nghĩ nhiều hơn.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm