| Hotline: 0983.970.780

Một chuyện đời đẫm nước mắt

Thứ Sáu 01/08/2014 , 10:11 (GMT+7)

Về đến xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, hỏi gia cảnh của cô giáo Thái Thị Tuyết (sinh năm 1972) thì ai cũng thấy mủi lòng. 

Cô đã từng có một mái ấm gia đình hạnh phúc, nhưng ngày vui ngắn ngủi mong manh đó sớm qua đi, tất cả xoay vần khi những biến cố liên tiếp ập đến.

Đầu năm 2000, khi nhiều địa phương nở rộ phong trào đi lao động xuất khẩu, người em trai của cô Tuyết cũng làm thủ tục sang Malaysia, hy vọng sau dăm bảy năm làm ở xứ người sẽ tích góp được số tiền kha khá rồi trở về quê làm ăn, phụng dưỡng bố mẹ già và đỡ đần thêm cho chị gái, nhưng nguyện vọng đó mãi mãi không thành.

Năm 2013, cô Tuyết như rụng rời từng khúc ruột khi nhận giấy báo tử của em trai mình. Nỗi đau còn chưa dứt thì một tai họa khác lại ập đến, chỉ sau đó khoảng 10 ngày, chồng cô là anh Trương Anh Sinh bị tai nạn giao thông nghiêm trọng không thể qua khỏi.

Nỗi đau chồng lên nỗi đau, khiến cô Tuyết không gượng dậy nổi, cô khóc cạn nước mắt, chẳng buồn ăn uống, chẳng thiết nói chuyện với ai. Chỉ sau một thời gian ngắn, cô gầy rộc đi, đờ đẫn như người mất hồn: “Hai người thân thiết rời bỏ mình trong vòng chưa đầy nửa tháng, có nỗi đau nào hơn thế nữa đâu. Anh Sinh là người sống có trách nhiệm, yêu vợ thương con hết mực, nếu anh…”, nói đến đây giọng cô Tuyết nghẹn lại.

Thời điểm chồng mất, cô Tuyết đang mang bầu cháu thứ 2 (Trương Anh Hoàng, sinh năm 2004). Do trước đó phải thường xuyên uống thuốc điều trị, ăn uống thất thường nên thai nhi bị ảnh hưởng.

 Hệ quả là cháu Hoàng sinh ra sức khỏe rất yếu, cháu bị viêm cầu thận, viêm đường tiêu hóa, hệ xương có vấn đề, khi nằm ngủ hay bị co giật và thở dốc. Mỗi khi nhìn con đau, cô lại khóc, muốn đưa con đi khám nhưng không biết xoay sở tiền bạc ở đâu.

Sau khi anh Sinh qua đời, bên nhà nội cũng "thờ ơ" với 3 mẹ con cô, họa hoằn lắm họ mới đảo qua cho có lệ rồi đi luôn, thành thử mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai gầy của cô.

Vài năm nay, luôn bị những cơn đau dạ dày hành hạ nhưng cô vẫn phải âm thầm chịu đựng, cóp nhặt từng đồng lương ít ỏi (cô Tuyết là giáo viên của Trường tiểu học Xuân Thành) chăm sóc con nhỏ và cha mẹ già.

Gần đây, thấy tình hình sức khỏe ngày một xấu hơn, cô “bấm bụng” đi kiểm tra nhưng không phát hiện mình bị bệnh gì, sau đó bác sĩ có kê thuốc nhưng uống suốt 2 tháng trời vẫn không thấy đỡ.

Được đồng nghiệp, hàng xóm động viên, cô quyết định ra Hà Nội làm xét nghiệm. Khi biết kết quả, cô thấy trời đất như sụp đổ dưới chân mình. Bệnh viện đã kết luận: Cô bị ung thư dạ dày, tình hình rất nghiêm trọng, phải tiến hành mổ gấp nếu không sẽ khó giữ được tính mạng.

Dù hoảng loạn nhưng cô Tuyết nhanh chóng ổn định tinh thần trở lại: “Đằng nào thì sự việc cũng đã xảy ra rồi, nếu buông xuôi lúc này thì mình khổ đã đành, cha mẹ, con cái mình càng khổ hơn. Dù còn 1% hy vọng cũng không được gục ngã, mình phải sống, phải nuôi dưỡng 2 con trưởng thành”.

Muốn duy trì sự sống, cô Tuyết phải tích cực điều trị bằng phương pháp truyền hóa chất liều cao, chi phí, đi lại cực kỳ vất vả, tốn kém. Trung bình mỗi tháng cô phải ra Hà Nội 1 lần, mỗi lần điều trị hết cả chục triệu đồng.

Biết gia cảnh đặc biệt khó khăn của cô Tuyết, nhà trường và các đồng nghiệp đã tích cực quyên góp, đồng thời ra sức vận động các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ. Tuy nhiên, để “chống chọi” với căn bệnh quái ác đang hành hạ, từng đó là không đủ.

Sau rất nhiều lần đắn đo, cô quyết định bán nhà. Thế nhưng đây là thời điểm nhà đất mất giá nên cô chỉ bán được với giá 200 triệu đồng. Số tiền này chỉ đủ cho 4 đợt truyền, mà quá trình điều trị có tổng cộng 12 đợt...

Thấu hiểu gia cảnh đáng thương của gia đình cô Tuyết, người chủ mới nhân hậu của ngôi nhà đồng ý cho 3 mẹ con cô ở lại vô thời hạn, thậm chí còn quả quyết bao giờ có khả năng thì sẽ cho chuộc lại nhà. Đó thực sự là món quà vô cùng ý nghĩa với cô Tuyết lúc này, giúp cô có thêm động lực, niềm tin để vượt qua chặng đường gập gềnh phía trước.

Tiếp chuyện chúng tôi một lúc mà cô thở hắt liên hồi, chân tay bủn rủn hơn cả người già: “Nhiều lúc thấy nản lắm chú ạ, đến bữa cơm cũng chẳng buồn bưng bát, nhưng nghĩ đến 2 đứa nhỏ lại phải nuốt nước mắt mà ăn”, cô Tuyết nói từng câu ngắt quãng.

Mới nửa năm điều trị nhưng mọi tài sản, vật dụng trong nhà đều đã “đội nón” ra đi, nhìn căn nhà tuềnh toàng, xộc xệch..., bất cứ ai cũng cảm thấy đau lòng. Giá như có điều kỳ diệu nào đó giúp cô giáo Tuyết vượt qua khó khăn này?

Mọi sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm xin gửi về địa chỉ: Cô giáo Thái Thị Tuyết, xóm Tân Xuân, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. ĐT: 0968533598. Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.8345431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm