| Hotline: 0983.970.780

Một cuộc chơi nguy hiểm?

Thứ Hai 18/11/2013 , 09:37 (GMT+7)

Nguyên nhân là vì cuộc sống tập thể lại kéo dài hơn 2 tháng, hẳn đó sẽ không phải nơi dành cho người giỏi kiềm chế bản tính.

Từ mấy ngày nay, khán giả bắt đầu tò mò về một chương trình khá lạ lùng, được phát đều đặn vào khung 20h hàng ngày trên VTV6.

Chương trình kể về một nhóm gồm 12 người xa lạ, được đưa vào sống với nhau trong một căn nhà chung, mọi thú vui giải trí đều không có, thay vào đó, camera được đặt mọi góc độ, thậm chí ở trong nhà vệ sinh để quay lại mọi sinh hoạt của họ. Sau đó, nhà sản xuất sẽ biên tập lại và phát sóng, mỗi tuần, một thành viên sẽ bị loại và người cuối cùng là người chiến thăng, phần thưởng sẽ là căn hộ có giá 2 tỷ đồng.

Thực tế, “Người giấu mặt” (tên gốc: Big Brother) vốn là một chương trình hấp dẫn và được sản xuất nhiều phiên bản trên thế giới. Nhiều khán giả khi được hỏi, vì sao họ xem “Big Brother”, họ đã trả lời, vì người chơi thể hiện sự “xấu tính, toan tính, lọc lừa”. Với các chương trình khác, người chơi có thể diễn sao cho vừa lòng khán giả, nhưng với “Big Brother” - 65 ngày áp lực khiến họ thể hiện mọi “hỉ nộ ái ố” của chính mình ra.


Một cảnh trong chương trình “Người giấu mặt”

Mỗi một ngày, họ có những thử thách khác nhau từ “người giấu mặt”, tương tự, họ có nhiệm vụ tuần phải làm. Khi họ thất bại, quyền lợi của họ trong căn nhà chung bị cắt giảm như cắt giảm quỹ tuần, cắt điện, cắt nước…

Dĩ nhiên, trong cuộc sống tập thể, mỗi cá nhân sẽ thể hiện cái tôi riêng biệt và khi những sự đồng điệu không “gặp nhau”, ắt sẽ dẫn đến nhiều mẫu thuẫn. Ví dụ, như trong mấy tập đầu tiên, khán giả đã thấy có những nhân vật thích chiếm dụng không gian riêng hay việc người khác gây ồn ào làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ ngơi của người khác, chính những điều này đã khiến cuộc sống của họ xảy ra nhiều cuộc cãi vã.

Vì sao, nhiều người cho rằng “Big Brother” là cuộc chơi nguy hiểm? Bởi lẽ, cuộc sống tập thể lại kéo dài hơn 2 tháng, hẳn đó sẽ không phải nơi dành cho người giỏi kiềm chế bản tính. Ví dụ, mới đây, trong tập phim lên sóng vào ngày 7/7 vừa qua (phiên bản “Big Brother” của Mỹ). Mọi sự tập trung của khán giả đều đổ dồn vào nhân vật Aaryn Gries, một người mẫu nữ.

Cô đã có những phát ngôn xúc phạm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và người đồng tính - đều là những người chơi sống cùng nhà của cô trong chương trình. Cô nhại giọng người châu Á nói tiếng Anh hay tỏ ra khinh bỉ những người đồng tính trong nhiều sinh hoạt hàng ngày.

Tương tự là người chơi Gina Marie Zimmerman khi tỏ ra coi khinh người da màu. Người chơi này bình luận về 1 người chơi da màu khác rằng: “Trong bóng tối phải cẩn thận đấy vì có thể không nhìn thấy con mụ đó đâu”. Kết quả, cả Aaryn Gries và Gina Marie đều bị đuổi việc trong cuộc sống thực ngay sau đó. Người tuyển dụng họ cho rằng, khó chấp nhận những người có tính cách như vậy tại chỗ làm của họ.

Bởi mọi ngóc ngách đều có camera theo dõi nên mọi nhu cầu tâm sinh lý của người chơi đều phải kìm nén. Tuy vậy, không phải ai cũng làm được điều này, nhiều phiên bản “Big Brother” đã lộ clip nhạy cảm.

Ví dụ, việc nhà sản xuất sơ sảy lộ clip “nóng” của người chơi đã khiến “Big Brother” của Đan Mạch bị người chơi và gia đình họ chỉ trích. Đó là tai nạn không ai mong muốn nhưng rõ ràng, mọi hoạt đồng đều bị kiểm soát dưới các “mắt thần” ở mọi ngóc ngách khiến khán giả tin rằng, đó là chốn không thực sự an toàn.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người sản xuất chương trình này, từng nhấn mạnh: “Người giấu mặt không phải là một chương trình tìm kiếm một tài năng cụ thể nào đó, cái mà chúng tôi tìm kiếm là những con người đặc biệt với cá tính nổi bật, những con người điển hình và đặc trưng cho những nhóm tính cách khác nhau.

Bất cứ ai cũng có thể tham gia "Big Brother", nơi họ bộc lộ cá tính, cảm xúc và con người thật của mình, cũng như tìm kiếm một cơ hội để thay đổi cuộc đời với ngôi nhà trị giá khoảng 2 tỷ đồng”.

Khi có thông tin, Việt Nam sẽ sản xuất chương trình này, nhiều người đã cho rằng, đây là chuyện khó tin. Sau này, từ không tin chuyển sang nghi ngờ rằng chương trình này sẽ đi đến đâu bởi, với văn hóa phương Tây, chương trình này vẫn còn đang gây tranh cãi, huống hồ gì ở Việt Nam.

Vì chương trình chỉ mới bắt đầu nên chưa có nhiều diễn biến, nhưng để đạt được ý nghĩa như mong muốn, xây dựng một chương trình giàu tính trải nghiệm cho người chơi, song song, phù hợp với lối sống của người Việt Nam thì đó là thử thách không nhỏ cho nhà sản xuất.

Chắc chắn, sự mới mẻ của chương trình này đang khiến khán giả tò mò, xen lẫn hồi hộp chờ, nhà sản xuất sẽ dẫn dắt và định hướng chương trình như thế nào trong thời gian tới.

Xem thêm
Phút giây để cha và con gái được thành thật với nhau

Hà Nội Sau thành công ngoài mong đợi lần thứ nhất, Cuộc thi viết 'Cha và con gái' lần thứ 2 vừa được Tạp chí Gia đình Việt Nam phát động vào sáng 27/3.

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất