| Hotline: 0983.970.780

Một đời chắp cánh trẻ thơ: Ươm con chữ ở trại phong

Thứ Sáu 19/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Theo con đường rải đá cấp phối, chúng tôi lên trại phong nằm biệt lập trên một quả đồi giữa lúc cô Hoàng đang giảng bài. / Người "khai sinh" lớp học giữa rừng

Thấm thoắt đã 16 năm, kể từ ngày cô giáo Lê Thị Hoàng đến trại phong Bến Sắn ở ấp 4, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, Bình Dương, trại phong lớn nhất của khu vực Nam bộ, để dạy học cho những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Từ đó đến nay, hàng trăm đứa trẻ đã tự tin hơn khi bước vào đời, với hành trang là kiến thức được cô Hoàng truyền dạy.

CÔ VIÊM TỦY, TRÒ BỆNH PHONG

Theo con đường rải đá cấp phối, chúng tôi lên trại phong nằm biệt lập trên một quả đồi giữa lúc cô Hoàng đang giảng bài. Lớp học là mái hiên của khu điều trị bệnh phong. Những mái đầu nhấp nhô cao thấp có đủ, đang chăm chú nghe cô giảng. Chỉ có tiếng gió từ 2 chiếc quạt điện treo trên vách.

Thấy chúng tôi, cô Hoàng ra chào rồi nói chúng tôi chờ ít phút. Nước da bánh mật, dáng thấp đậm, mái tóc đã bạc quá 2/3. Nhìn nét mặt tươi tắn, nụ cười luôn thường trực trên môi, ít ai biết, từ gần 20 năm nay, cô vẫn mang trong người căn bệnh viêm tủy, thường xuyên đau nhức, đi lại rất khó khăn.

Không để chúng tôi đợi lâu, cô Hoàng quay sang giới thiệu: “Lớp hiện nay có hơn 40 em, đủ lứa tuổi, chủ yếu từ lớp 1 đến lớp 5. Chỉ có 3 em đang học lên đến cấp 2”.

Nói về cái duyên khiến cô gắn bó với các em, cô Hoàng bảo: “Có lẽ do cái duyên tiền định. Bởi vì ngày tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương, tôi đã chọn về Long Thành, Đồng Nai, vào nông trường dạy chữ cho con em công nhân cao su, thay vì tìm việc ở thành phố.

Tưởng cuộc đời thế là ổn định, không ngờ, căn bệnh viêm tủy khiến một phần cơ thể tôi mất dần cảm giác. Rồi đến lúc tay không cầm nổi cả viên phấn, phải nghỉ dạy. May có đứa em trai là bác sỹ ở trại phong Bến Sắn, nó đón tôi lên chăm sóc, điều trị.

Sau đó, căn bệnh bớt dần, tôi bắt đầu những ngày tập luyện để lấy lại đôi tay, chân cho mình. Mấy năm trời điều trị, tập luyện như thế, cuối cùng, tôi đã cầm lại được viên phấn, bước đi được”.

Những ngày ở trại phong điều trị, cô Hoàng đã thấy hàng chục đứa trẻ là con em bệnh nhân phong không được đến trường. Cô bảo, phần vì đường xa, phần vì thủ tục giấy tờ. Đặc biệt, bệnh phong vẫn chưa được mọi người hiểu đúng, thường xa lánh, ngại tiếp xúc.

Vì thế, các em dù không mắc bệnh phong, nhưng là người sống trong trại phong, nên rất khó có điều kiện đi học ở các trường bên ngoài như những đứa trẻ bình thường khác.

“Lúc ấy, tôi nghĩ, nếu trời thương cho tôi khỏe lại, tôi sẽ ở lại đây để dạy học cho các em. May là ước nguyện của tôi đã được trời phật nghe thấy”, cô Hoàng cười nói.

Ngay sau khi sức khỏe cho phép, cô Hoàng đến gặp ban giám đốc trại phong trình bày ý nguyện và được chấp thuận ngay. Nhưng, kinh phí không có nên cô phải đi gom góp những bàn ghế cũ, nhặt nhạnh những tấm ván bỏ đi về nhờ người đóng thành bàn ghế, rồi mượn tạm mái hiên của trại cho các em ngồi.

Ban đầu, học trò trong lớp học của cô đều là con em bệnh nhân phong. Đến những năm gần đây, công nhân tứ xứ đổ về khu công nghiệp Nam Tân Uyên mưu sinh. Rất nhiều đứa trẻ chưa có hộ khẩu, không thể đến trường, nghe tiếng cô Hoàng, họ tìm đến, xin cho con học. Kể từ đó, lớp học đón nhận thêm hàng chục đứa trẻ con em công nhân, hộ nghèo bên ngoài vào học.

Do học trò đều là con nhà nghèo nên mọi thứ cô Hoàng phải tự lo. Từ bàn ghế đến sách vở, tập, bút… Các em chỉ việc đến ngồi nghe cô giảng bài. Cô bảo, kinh phí không có nên sách giáo khoa được cô và các em giữ rất cẩn thận.

11-18-16_nh-1
Bên trong trại phong Bến Sắn

HẠNH PHÚC GIẢN ĐƠN

“Hoàn cảnh của các em đều rất đáng thương mặc dù không ai giống ai. Có em thì bố mắc bệnh phong, tàn tật không lao động được, chỉ sống nhờ tiền trợ cấp của bệnh viện. Có em thì cả cha mẹ đều mắc bệnh phong nhưng hiện nay đã khỏi, di chứng tuy có nặng nề nhưng vẫn có thể ra ngoài bán vé số dạo mưu sinh được.

Những năm gần đây, do nhiều người biết nên các em nhà nghèo, mồ côi ở ngoài cũng xin được vào đây học chữ”, cô Hoàng cho biết.

“Mặc dù ngày nay, bệnh phong đã có thuốc điều trị và không còn là một trong “tứ chứng nan y” nữa, nhưng rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ, vẫn có thái độ xa lánh người bệnh và cả người thân của họ. Bên cạnh đó, bệnh nhân phong dù được chữa khỏi, nhưng tùy theo phát hiện sớm hay muộn mà để lại di chứng tàn tật nặng hay nhẹ, khiến họ rất mặc cảm. Chính vì thế, những người có tấm lòng nhân ái như cô Hoàng thật hiếm có và đáng quý”, BS Phan Hồng Hải, Giám đốc Khu điều trị phong Bến Sắn.

Từ 16 năm qua, đã có hơn 300 học sinh được cô Hoàng dạy miễn phí. Trong đó có 3 em đã học lên đến đại học. Mỗi khi có học trò nghỉ học, cô tới tận nhà hỏi han, vận động phụ huynh cho các em tiếp tục đến lớp.

Hằng năm, vào các Nhà giáo Việt Nam hay Phụ nữ Việt Nam, lớp học của cô Hoàng lại rộn rã tiếng cười bởi hàng chục em học trò cũ trở về thăm cô. Nhận những bó hoa từ các em, cô bảo: "Lần sau con đừng mua hoa, để dành tiền mua sách vở cho mấy em".

Tình cảm, lòng nhâu hậu của cô Hoàng không chỉ khiến các em học trò yêu quí, mà tình cảm của cha mẹ các em dành cho cô cũng vô bờ bến. Thương cô bệnh tật, mỗi tháng phụ huynh gom góp một ít tiền đóng học phí cho cô, giúp cô phần nào trang trải cuộc sống. Nhưng với những em hoàn cảnh quá khó khăn cô vẫn không lấy tiền.

Phần tiền ít ỏi nhận từ phụ huynh, cô ít khi dùng cho riêng mình, mà để dành mua sách, tập cho các em. Hoặc mua gạo, mì gói giúp gia đình các em khó khăn.

Em Nguyễn Thị My ở Bù Đăng (Bình Phước) mới 14 tuổi nhưng đã mắc phải căn bệnh quái ác này. Hiện nay, mặc dù bệnh không còn ảnh hưởng tới tính mạng nhưng do bệnh phát hiện muộn, đã bắt đầu bước vào giai đoạn hai nên nó đã hủy hoại một phần ngón chân của em khiến sinh hoạt hằng ngày rất khó khăn.

“Em vào đây được 3 năm rồi. Ban đầu em cũng rất sợ và buồn nhưng từ ngày đến đây học cùng các bạn ở lớp cô Hoàng, em thấy vui lắm. Những điều cô giáo chỉ dạy không chỉ là ở những trang sách mà còn là những nghị lực trong cuộc sống.

Hiện nay, sức khỏe em đã ổn định, các bác sỹ nói mầm bệnh không còn ảnh hưởng đến sức khỏe nữa. Mai mốt hết bệnh, được về nhà, em sẽ nhớ cô Hoàng lắm”, My tâm sự.

Ngoài bé My, còn nhiều em học sinh khác như em Ly, Oanh, Quý, Tuấn… cũng buồn rười rượi vì sắp phải nghỉ học để mưu sinh. “Ước mong lớn nhất của tôi là thay vì đến đây học, các em được đến một ngôi trường chính quy”, cô Hoàng nói.

Nhìn các em, tôi cảm nhận được, các em đang rất hạnh phúc. Bởi ở đây, không có sự phân biệt, xa lánh. Các em đến học một thời gian, không còn thấy mặc cảm bệnh tật nữa. Dù các em sinh ra thiếu may mắn, nhưng cũng an ủi phần nào khi được chắp cánh ước mơ, bước vào đời tự tin hơn bởi những con chữ nhỏ bé và tấm lòng của cô Hoàng. (Hết)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm