| Hotline: 0983.970.780

Một gia đình chồng chất đau thương

Chủ Nhật 08/04/2018 , 07:30 (GMT+7)

Chồng mắc bệnh phải cắt 3/4 dạ dày, con trai cả mang bệnh ung thư vòm họng đã chuyển sang di căn, nỗi đau bệnh tật dẫn tới kinh tế gia đình khánh kiệt, nghèo khó quanh năm.

Đó là cảnh đời bất hạnh của vợ chồng bà Vũ Thị Mỵ (SN 1949) ở thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Bà Mỵ nên duyên chồng vợ với ông Đỗ Văn Trung (SN 1947) - ở thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công và sinh được 2 cậu con là Đỗ Văn Hiếu (SN 1973) và Đỗ Văn Hiệp (SN 1980).

15-46-04_ong_do_vn_trung_ben_cnh_nguoi_me_gi_94_tuoi_gi_yeu_nm_liet_giuong_suot_nhieu_nm_qu
Ông Trung bị cắt 3/4 dạ dày đang chăm sóc mẹ già nhiều bệnh tật

Đến tuổi dựng vợ gả chồng, anh Hiếu kết hôn với chị Đặng Thị Thơm (SN 1975 ) - người huyện bên và sinh hạ được 2 con đủ nếp đủ tẻ: Đỗ Thị Thu Thảo (SN 1998) và Đỗ Tiến Đạt (SN 2002). Không lâu sau ngày cưới của anh Hiếu, anh Hiệp cũng nên duyên vợ chồng với người vợ cùng xã.

Thế nhưng, niềm vui và hạnh phúc của đình nhà bà Mỵ kéo dài ngắn ngủi khi vào đầu năm 2008, vợ của anh Hiếu là chị Đặng Thị Thơm sau khi chống chọi với cơn đau kéo dài của căn bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nên đã mãi mãi ra đi. Cú sốc quá lớn về tinh thần và kiệt quệ về kinh tế khiến anh Hiếu lâm vào khủng hoảng tinh thần.

Hàng đêm, anh Hiếu thường thẩn thơ ra mộ vợ gào khóc nhớ thương, gặp thứ gì là cho vào miệng nhai ngấu nghiến không ngừng và đi lang thang khắp nơi có khi cả tháng mối về nhà một lần. Cực chẳng đã, không thể trông nổi đứa con trai khỏe mạnh, lực điền đang tuổi lao động ngày đêm đập phá, tâm thần không thể kiểm soát nên gia đình đành gửi con vào trại tâm thần Ba Thá (huyện Mỹ Đức).

Vào tháng 10/2017, anh Hiếu có những biểu hiện bất thường như: sốt cao, nôn ói kéo dài và ngày càng nặng hơn. Phát hoảng, ông bà đưa anh Hiếu lên Bệnh viện 103 - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thăm khám. Tại đây, các bác sỹ kết luận anh Hiếu bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối đã chuyển sang di căn và buộc phải xạ trị bằng hóa chất.

Để có tiền chữa trị cho cậu con trai cả, gia đình chạy vạy vay mượn khắp nơi của bà con lối xóm, anh em họ hàng và thế chấp cả sổ đỏ nhà đất. Thế nhưng, nằm viện xạ trị bằng hóa chất suốt 4 tháng mà dấu hiệu bệnh tình của anh Hiếu không những không hề thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Kể từ đó, anh Hiếu nằm liệt giường, việc đi lại, vệ sinh cá nhân đều phải có người giúp đỡ và không thể tự ăn cơm mà phải nối ống truyền thức ăn, nước uống trực tiếp thẳng vào bụng.

15-46-04_vet_mo_de_truyen_truc_tiep_thuc_n_vo_co_the_cu_nh_hieu
Anh Hiếu phải truyền thức ăn qua ống xông vào bụng

Nỗi đau con trai mắc trọng bệnh ung thư vòm họng chưa kịp lắng xuống thì vào tháng 11/2017, cơ thể ông Trung có những biểu hiện đau bụng dữ dội kéo dài. Các bác sỹ đã phải phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày của ông Trung khiến sức khỏe của ông vốn đã yếu nay càng yếu hơn.

Nỗi đau nối tiếp nỗi đau. Vào cuối tháng 1/2018, do bất cẩn trong quá trình lao động, anh Hiệp đã mãi mãi ra đi để lại các con thơ cho người vợ và ông bà nội chăm sóc.

Vừa nói chuyện với chúng tôi, ông Trung vừa nhìn về phía người mẹ già đang mắc nhiều bệnh tật là Nguyễn Thị Chiêu (SN 1925). Tuổi cao không tránh khỏi bệnh tật nhưng bà cụ Chiêu vẫn cố giấu để các con cháu đỡ phiền lòng.

Chúng tôi đang nói chuyện với ông Trung thì em Đỗ Thị Thu Thảo đang học năm cuối tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đang phải xin nghỉ thực tập về chăm sóc cho bố và ông nội mắc trọng bệnh tần ngần chia sẻ: “Anh ơi, kỳ thực tập của em đã đến mà em đành phải tạm gác lại xin nghỉ bảo lưu về chăm bố. Em muốn hoàn thành khóa học Cao đẳng để ước mơ trở thành cô giáo mà bệnh tình bố và ông lại thế này. Tiền chữa bệnh cho cả gia đình không có thì lấy đâu tiền đóng học của em đây. Có khi em đành nghỉ học mất thôi anh ơi”.

Hiện nay thu nhập của gia đình ông Trung phụ thuộc hoàn toàn vào 4 sào ruộng khoán và số tiền trợ cấp ít ỏi dành cho anh Hiếu là 580.000 đồng. Do nỗi đau bệnh tật ập xuống liên tiếp với các thành viên trong gia đình nên hiện nay gia đình nhà ông Trung đang nợ ngân hàng và anh em lối xóm với khoản nợ lên tới 153 triệu đồng. Và cho đến nay, số nợ đó gia đình ông Trung hoàn toàn khống có khả năng trả nợ.

Mọi sự giúp đỡ của bạn đọc gần xa xin gửi về bà Vũ Thị Mỵ ở thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội; hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 14)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm