| Hotline: 0983.970.780

Một giải pháp chữa lành bệnh ung thư tử cung& di căn hạch chậu

Thứ Bảy 13/08/2016 , 13:35 (GMT+7)

Tôi gọi điện và hẹn gặp chị để viết về cách chị chữa lành bệnh ung thư tử cung và di căn hạch chậu của chị bằng cách ăn gạo lức. Chị đồng ý ngay, giống như bao lần những người khác nhờ chị tư vấn về cách ăn để trừ bệnh tật.

09-09-02_trng-26
Chị Tâm Phước

 

Chị luôn sẵn sàng bỏ thời gian của mình và thậm chí đến tận nhà để hướng dẫn cho những người cần chị. Những gì chị làm bây giờ là để tri ân, tri ân hạt gạo lức, tri ân người hướng dẫn chị ăn gạo lức, tri ân những người hảo tâm giúp đỡ tiền bạc cho chị chữa bệnh, tri ân những người đã an ủi, động viên, ủng hộ tinh thần chị, tri ân đứa con trai nhỏ bé lúc đó đã đem lại nghị lực sống cho chị. Đó là chị Tâm Phước, hiện sinh sống ở Quận 11, TP.HCM.

 

Bẽ bàng họa vô đơn chí

Vào tháng 10 năm 2006, chị khám bệnh ở Bệnh Viện Hùng Vương, bác sỹ phát hiện chị bị ung thư tử cung giai đoạn B1 (gần cuối). Chị đâu ngờ rằng chứng rong kinh là biểu hiện của căn bệnh ung thư này. Nhận được kết quả khám bệnh giống như nhận án tử.

Chị nói lúc đó chỉ biết khóc, khóc suốt mấy ngày. Chị nghĩ đến đứa con trai bé nhỏ nếu không có chị thì nó sẽ ra sao. Nhà chỉ có hai mẹ con. Nhà đang ở không phải của mình, chị đang ở nhà trọ mà. Kiếm tiền trả tiền nhà trọ cũng đã vất vả rồi, lấy tiền đâu để chữa bệnh đây.

Bệnh Viện Hùng Vương chuyển chị sang Bệnh Viện Ung Bướu chuyên khoa để điều trị. Sau khi nhập viện, các bác sỹ ở Bệnh Viện Ung Bướu hội chẩn và cho ghim 6 kim quanh khối u để không lây lan, mỗi tuần ghim một kim. Mỗi lần ghim kim đều phải gây mê. Sau liệu trình ghim kim 2 tháng, bác sỹ tiến hành mổ cho chị. Lúc này chị đang bị thiếu máu và huyết áp thấp nữa.

Bác sỹ khuyên chị ăn mặn, ăn thịt bò để có sức mà mổ. Chị trả lời chị không ăn mặn được và chị vẫn tiếp tục ăn chay. Trước nay chị đã đi chùa và thường xuyên ăn chay. Chị ăn chay nghiệm ngặt hơn từ lúc phát hiện bệnh này. Các cô các thầy trong chùa khuyên khi bị bệnh ung thư, nên ăn chay để không sát sanh nữa, tránh nghiệp xấu. Sau khi mổ xong, bác sỹ phát hiện thêm bệnh chuyển sang giai đoạn di căn hạch vùng chậu.

Chị nói: “Nghe tin chị buồn vô hạn và chỉ biết khóc. Một bệnh còn chữa không được, bây giờ đến hai bệnh như hai án tử hình làm sao sống nổi”. Chị lại nghĩ về đứa con còn đi học. Một sư cô vào thăm và bảo với chị rằng đừng buồn vì mọi việc rồi sẽ có cách giải quyết và chị tin vào điều đó. Sau khi cho sinh thiết hạch chậu, bác sỹ khuyên chị nên vừa xạ trị và vừa hóa trị. Lúc đó chị nghĩ tiền ở đâu mà hóa mà xạ đây. Chị trả lời với bác sỹ là chị không có tiền để hóa trị lẫn xạ trị.

Hiểu được tình cảnh của chị nên mấy đạo hữu trong hội từ thiện với chị góp tiền cho chị xạ trị. Cứ mỗi tuần chị em trong hội từ thiện mang tiền đóng trước cho bệnh viện để chị xạ trị. Lúc đó các bác sỹ hội chẩn và cho chị về nhà 2 tuần, rồi trở lại bệnh viện để xạ trị. Bác sỹ cho 25 tia trong liệu trình điều trị. Mỗi tuần xạ trị 5 tia. Mỗi ngày bắt đầu xạ lúc 8 giờ sáng nhưng đến 4, 5 giờ chiều toàn bộ vùng chậu vẫn còn nóng như lò lửa, rất khó chịu.

 

Gặp gạo lức và lành bệnh

Đến tuần xạ trị thứ 3, chị mới biết đến thực dưỡng trong một dịp tình cờ lên thăm Chùa Long Hương ở Nhơn Trạch, Đồng Nai. Sau đó chị nhờ thầy Thích Tuệ Hải, trụ trì Chùa Long Hương, hướng dẫn ăn gạo lức theo thực dưỡng để trị bệnh ung thư của chị.

Ngoài ăn gạo lức, chị còn uống lá trinh nữ hoàng cung tươi theo cách của thầy chỉ dẫn, lá đu đủ đực. Ngày nào chị cũng trì Chú Dược Sư. Trong lúc nhai cơm, chị đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Những Phật tử tin rằng trì Chú Dược Sư và niệm Phật có thể chữa được bệnh. Thầy hướng dẫn chị ăn gạo lức theo cách số 7 (nghĩa là chỉ ăn gạo lức với muối mè, không ăn bất kỳ thứ gì khác).

Trong tuần đầu ăn gạo lức, các chân răng như bị nhỏm lên, ê ẩm cả hai hàm. Chị liền điện thoại hỏi thầy nên làm sao. Thầy bảo nên ăn cháo thay cơm. Chị ăn cháo được hai ngày rồi chuyển sang ăn cơm lại. Khi xạ trị vùng xương chậu đau nhức dữ lắm, nằm cũng thốn mà ngồi cũng thốn. Hai chân cũng đau nhức và mỏi đến nỗi đi không vững.

Vừa đau nhức do xạ trị lại vừa đau nhức do vết mổ, nên khổ sở vô cùng. Do đó ngồi ăn lâu không được, chị phải vịn vách để đi, vừa đi vừa nhai cơm lức. Mỗi chén cơm lức chị nhai hơn hai tiếng đồng hồ. Sang tuần thứ 2 nhai cơm lức, đau nhức ở vùng chậu và hai chân, mỏi chân giảm đi rất nhiều. Răng không còn ê ẩm nữa, trở lại bình thường.

Nhưng lại xuất hiện ói mửa và đi cầu phân đen. Đây là những phản ứng thải độc tất yếu xảy ra trong thời gian đầu ăn gạo lức. Đến tuần thứ 3 ăn gạo lức, mọi thứ mới ổn định lại. Sau khi xạ đủ 25 tia trong 5 tuần, chị ở nhà ăn cơm gạo lức và không uống thuốc nữa. Một tháng sau khi xạ trị, chị đi tái khám. Bác sỹ điều trị hỏi chị còn ăn gạo lức và ăn chay không. Chị trả lời còn.

Bác sỹ nói tiếp cứ tiếp tục ăn như vậy đi và bệnh của chị đã giảm 60% rồi. Sau hai tháng chị ăn số 7, chị cảm thấy tình hình sức khỏe ổn định. Chị thấy có cái gì đó thật diệu kỳ. Chị nghĩ chắc chị có lòng thành và niềm tin hoàn toàn vào Phật pháp, vào gạo lức nên sức khỏe mới hồi phục nhanh như vậy. Được hỏi khi chị ăn gạo lức chị có tin rằng chị sẽ hết bệnh 100% không. Chị trả lời quả quyết “Có chứ”.

Sau hai tháng chị ăn số 7, thầy cho chị ăn theo cách số 6, tức thêm 10% rau củ (90% cơm lức muối mè). Trong cơm thầy cho nấu thêm với đậu đỏ hoặc hạt sen. Chị chỉ ăn cơm đó với nửa củ cà rốt cho mỗi bữa cơm. Chị ăn như vậy kéo dài trong 6 tháng. Sau đó chị ăn thêm một ít rau củ và củ sen.

Cũng trong thời gian đó con trai chị bị sốt, chị cũng cháu cháu ăn theo thực dưỡng, ăn bột sắn dây. Đến ngày thứ 3 toàn thân cháu trổ đỏ như ban đỏ, chị mới đưa cháu vào Bệnh Viện Vạn Hạnh khám và bác sỹ cho biết cháu bị sốt xuất huyết. Chị xin cho cháu về chứ không nhập viện, không uống thuốc Tây, mà về nhà chỉ cho cháu ăn bột sắn dây khuấy chín ngày ba bữa và cho nhịn đói. Sau một tuần là cháu hết bệnh mà không cần uống một viên thuốc nào.

Được hỏi từ khi ăn gạo lức cuộc đời chị có thay đổi nhiều không. Chị trả lời thay đổi hẳn cả cuộc sống lẫn tính tình. Ngày xưa hay buồn bực, cáu gắt, hồ đồ, hấp tấp, bây giờ bình tĩnh, suy nghĩ kỹ lưỡng, làm việc gì cũng nghĩ đến cái lợi cho mình và cho người. Ngày xưa không bao giờ dám nghĩ mình sẽ có một ngôi nhà của riêng mình, bây giờ cũng có một cái để ở.

Trước đây chị đã nghĩ đến việc cho con nghỉ học vì lúc đó quá khó khăn. Bây giờ con đã học đến nơi đến chốn. Con trai chị đã tốt nghiệp cao đẳng và có việc làm ổn định. Cháu rất ngoan hiền là điều chị hài lòng nhất. Bây giờ cháu khuyến khích chị đi làm từ thiện. Cháu nói làm gì cũng được miễn là chị thấy thoải mái và khỏe mạnh.

Chị cho biết mục đích sống của chị bây giờ là giúp cho mọi người, giúp theo khả năng của mình, muốn mọi người có cuộc sống an lạc. Hai việc chị làm thường xuyên bây giờ là làm từ thiện và tụng kinh ở chùa.

Chị thường đi với nhóm từ thiện để phát gạo và cho thuốc đến những gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Chị còn tham gia hai bếp từ thiện ở hai bệnh viện ở miền Tây. Bất kỳ ai nhờ chị hướng dẫn ăn gạo lức là chị sẵn sàng và rất hứng thú. Nên rất nhiều người nhờ đến chị, nhất là những người bị bệnh ung thư. Chị nói ngày xưa người giúp mình bây giờ mình giúp người.

(Kiến thức gia đình số 31)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm