| Hotline: 0983.970.780

Một hành tinh - 6 cam kết

Thứ Ba 03/12/2013 , 11:42 (GMT+7)

Từ nay đến năm 2020, Syngenta đặt mục tiêu hiện thực hóa 6 cam kết trên phạm vi toàn cầu nhằm hướng đến những giải pháp tích cực để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong tương lai.

Tập đoàn hàng đầu về giống cây trồng và công nghệ sinh học Syngenta đã đưa ra một loạt các cam kết nhằm góp phần giải quyết thách thức lớn về an ninh lương thực và phát triển bền vững của toàn cầu, giúp nông dân SX hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Nhân loại đang phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất của loài người khi sẽ có thêm 2 tỷ người sống trên hành tinh này vào năm 2050, tương ứng với tốc độ tăng trưởng dân số thế giới hiện nay là 200.000 người mỗi ngày.

Với đà tăng này thì các nguồn lực cần thiết cho việc SX lương thực như đất, nước và năng lượng đã được khai thác gần như cạn kiệt để đảm bảo SX đủ lương thực cho con người. Đa dạng sinh học đang mất đi khiến cho môi trường sống của các loài côn trùng thụ phấn và các loài khác có tầm quan trọng đối với SX nông nghiệp bị thu hẹp.

Nông dân, những người trực tiếp tạo ra lương thực đang phải sống trong đói nghèo, trong khi nguồn tài nguyên của trái đất đang bị khai thác nhanh hơn 50% mức nó có thể tự tái tạo.

6 cam kết của Syngenta

Từ nay đến năm 2020, Syngenta đặt mục tiêu hiện thực hóa 6 cam kết trên phạm vi toàn cầu nhằm hướng đến những giải pháp tích cực để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong tương lai.

Giúp mùa vụ hiệu quả hơn bằng cách tăng 20% sản lượng trung bình của các nhóm cây trồng chính trên thế giới mà không cần tăng lượng đất, nước và các yếu tố khác.


Tập huấn sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV cho nông dân

Bảo vệ nhiều đất nông nghiệp hơn bằng cách cải thiện độ màu mỡ của 10 triệu ha đất nông nghiệp trên toàn cầu đang có nguy cơ bị suy thoái.

Thúc đẩy đa dạng sinh thái bằng cách tăng mức đa dạng sinh thái trên 5 triệu hecta đất nông nghiệp.

Tiếp sức cho các nông hộ nhỏ qua việc giúp 20 triệu nông hộ nhỏ tăng 50% sản lượng nông nghiệp.

Bảo vệ an toàn cho con người bằng cách huấn luyện an toàn lao động cho 20 triệu nông dân, đặc biệt tại các nước đang phát triển.

Chăm sóc cho từng nhân viên thể hiện bằng những nỗ lực mang lại môi trường làm việc công bằng và tốt nhất trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

Thực thi chương trình “Nông dân vì cộng đồng” tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong những năm qua, Syngenta cũng đã xây dựng và phát triển một loạt những chương trình làm tiền đề cho chuỗi hành động này, trong đó nổi bật nhất phải kể đến việc xây dựng mạng lưới nhà nông tiên phong - những nông dân có tinh thần cầu tiến, mong muốn tiếp cận cái mới, ham học hỏi TBKT - thành nòng cốt tham gia xây dựng những mô hình đối chứng giữa cách canh tác truyền thống của bà con và cách làm mới áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến do Syngenta khuyến cáo.

Qua đó so sánh kết quả và chia sẻ kinh nghiệm rộng rãi trong cộng đồng theo cách “Nhà nông huấn luyện nhà nông”.

Anh Đặng Hữu Thành (ấp 3, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), một nông dân tham gia mạng lưới này chia sẻ: “Nông dân nghe chính nông dân nói mới tin” nên tôi đã ứng dụng các giải pháp mới trên ruộng nhà mình để chia sẻ kiến thức với bà con. Nông dân ai cũng mong muốn giảm chi phí SX, tăng năng suất và thu nhập nên có gì tốt là chúng tôi sẵn sàng thực hành ngay”.

Năm 2013, chỉ riêng tại Việt Nam, Syngenta đã xây dựng được hệ thống 2.000 nhà nông tiên phong cho tất cả các nhóm cây trồng, đồng thời mở rộng tập huấn nông học về tất cả các lĩnh vực cho 200.000 nông dân .

Nâng cao năng suất cây trồng

Tại bản Cồ Gì Sang B, một bản xa heo hút gió thuộc xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, người thanh niên dân tộc H’Mông, Giàng A Cheo nở nụ cười như không gì vui hơn bên ruộng ngô NK66 vào đúng ngày thu hoạch.

Thật chẳng khó để biết lý do qua lời tâm sự thật thà, giản dị của anh: “Năm nay gia đình tôi trồng giống ngô lai này thu được nhiều bắp lắm, bán đi mua đủ gạo cho gia đình ăn mà lại vẫn còn tiền để sắm sửa đồ dùng trong nhà cho vợ con”.

Những giải pháp “lạ kỳ” và “lôi cuốn” như trồng dưa hấu leo giàn để tiết kiệm đất, tăng mật số cây cũng đã “mê hoặc” nhiều nông dân như lời thổ lộ của anh Nguyễn Văn Tùng ngụ tại ấp 5B, xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Với các con số như 9 tấn/ha trên lúa, 10 tấn/ha trên bắp và những giống dưa hấu, cà chua… kháng bệnh tốt kết hợp với các giải pháp tích hợp hiệu quả mang lại năng suất cao gấp 1,5 lần những giống truyền thống, nông dân ai ai cũng phấn khởi vì nhờ đó thu nhập của họ được cải thiện, đời sống ngày một nâng cao và đây chính là lợi ích đích thực mà chuỗi canh tác nông nghiệp bền vững này mang lại.

Nâng cao ý thức sử dụng thuốc BVTV “4 đúng” cho bà con

Trước thực tế nhà nông ai cũng có thể đi phun thuốc trừ sâu nhưng rất ít người thực thi đầy đủ quy định về sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV, thêm nữa lại luôn có tâm lý phun nhiều để thấy kết quả ngay lập tức nên đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường cũng như khiến dư lượng thuốc trong sản phẩm vượt ngưỡng cho phép, gây mất an toàn thực phẩm, Syngenta đã không ngừng đẩy mạnh việc hướng dẫn sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV cho nông dân và điều này đã trở thành một quy chuẩn bắt buộc trong mọi buổi tập huấn giới thiệu sản phẩm của công ty.

Anh Đào Văn Lượm, ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Từ những việc đơn giản phải chuẩn bị trước khi phun thuốc như kiểm tra bình bơm đọc kỹ nhãn thuốc, mặc quần áo dài mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, đến việc thu gom vỏ bao bì vào nơi qui định để tiêu hủy chúng tôi đã nắm rõ và tuân thủ. Việc này tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lợi ích của nó thì rất lớn, thực sự là một sự khác biệt so với những gì bà con quen làm trước kia ”.

Bà Lê Thị Khánh Hòa, Giám đốc đối ngoại Cty Syngenta Việt Nam bày tỏ hy vọng: “Kế hoạch tăng trưởng thiết thực và bền vững của tập đoàn Syngenta sẽ đem lại những biến chuyển tích cực trong nền nông nghiệp toàn cầu nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng, góp phần mang lại những lợi ích tốt nhất cho con người và môi trường thông qua việc nâng cao kiến thức toàn diện trong canh tác nông nghiệp cho bà con”.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất