| Hotline: 0983.970.780

Một năm bứt phá của ngành tôm Bạc Liêu

Thứ Ba 21/01/2020 , 10:54 (GMT+7)

Năm 2019 tình hình nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao tại Bạc Liêu đạt kết quả rất khả quan, diện tích nuôi 1.001 ha,   sản lượng đạt 19.082 tấn.

Cung ứng 20 tỷ con giống mỗi năm

Cũng như một số tỉnh ven biển ĐBSCL, tỉnh Bạc Liêu có lợi thế là vùng đất đan xen nước mặn và nước lợ, với tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh đến nay hơn 136 ngàn ha, trong đó 22 ngàn ha nuôi theo mô hình thâm canh, bán thâm canh và hơn 1 ngàn ha nuôi theo mô hình siêu thâm canh trong nhà kín ứng dụng công nghệ cao, có thể cho năng suất từ 120 đến 150 tấn/ha mỗi năm.

Ông Lưu Hoàng Ly (thứ 3 từ phải sang), Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, tham quan mô hình nuôi tôm tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu).

Cùng với đó, tỉnh Bạc Liêu còn là trung tâm sản xuất tôm giống lớn trong khu vực ĐBSCL và cả nước, với gần 200 cơ sở sản xuất, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 20 tỷ con giống, chiếm đến 40% sản lượng tôm giống của vùng ĐBSCL và 15% của cả nước.

Với lợi thế trên, tỉnh Bạc Liêu đã xác định con tôm là lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, theo đó tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng và phát triển chuỗi hệ thống toàn phần, từ sản xuất con giống, vật tư ngành tôm, phát triển các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và chế biến xuất khẩu.

Năm 2019, ngành thủy sản Bạc Liêu đã có những bước phát triển vượt bật (sản lượng vượt 5.000 tấn tôm so với KH). Ngành Nông nghiệp đã tập trung triển khai tích cực, quyết liệt và hiệu quả, trong đó chú trọng phát triển ngành nuôi tôm, trọng tâm là Khu nông nghiệp công nghệ cao, đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

Sản lượng tăng gấp đôi

Hiện tại, Bạc Liêu có 12 Cty nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, chia sẻ: Bước đầu tỉnh đã quy hoạch ổn định vùng nuôi; đối với các mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiệu quả được nhân rộng và đang cho lan tỏa từ doanh nghiệp đến nông dân.

"Hiện toàn tỉnh có 12 Cty, đơn vị nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (áp dụng công nghệ nhà màng của Israel; công nghệ cho ăn tự động của Úc; công nghệ sinh học xác định tình trạng sức khỏe của tôm,...) với tổng diện tích 1.248 ha, đã thu hoạch 207 ha, sản lượng 6.029 tấn (năng suất bình quân 29,16 tấn/ha) và 324 hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn với tổng diện tích 1.073 ha, đã thu hoạch 765 ha, sản lượng 13.053 tấn (năng suất bình quân 17,05 tấn/ha); so với năm 2018 tăng 2 Cty và 37 hộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao", ông Ly cho biết.  

Năm 2019, tuy còn gặp môt số khó khăn đối với nghề nuôi tôm như: vốn đầu tư ban đầu lớn, giá các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thủy sản...) luôn biến động theo chiều hướng tăng, tình hình bệnh dịch trên tôm diễn biến khá phức tạp trong khi giá sản phẩm đầu ra không ổn định.

Song, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác 365.000 tấn (trong đó tôm 155.000 tấn), đạt 101,39 % KH và tăng 6,96 % CK; trong đó kế hoạch diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao là 400 ha, sản lượng 10.000 tấn.

Năm 2019, là một năm thắng lợi của ngành tôm tỉnh Bạc Liêu.

Theo ông Ly, năm 2019 ngành nông nghiệp tỉnh còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quan tâm Chỉ đạo kỳ quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt, tích cực của ngành Nông nghiệp, sự nỗ lực của doanh nghiệp, người dân cùng chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, đến cuối năm 2019 tình hình nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao đạt kết quả rất khả quan, diện tích nuôi là 1.001 ha (tăng gấp 2,5 lần KH), sản lượng đạt 19.082 tấn (tăng gần gấp 2 lần KH). 

Như vậy, có thể nói, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhìn chung tỉ lệ thành công cao (chiếm khoảng 68,83 % số hộ nuôi) và ổn định, tỷ lệ tôm thiệt hại thấp (khoảng 31,17% số hộ thả nuôi).

Nuôi tôm hai giai đoạn thắng lớn

Ông Lê Anh Xuân, Tổng Giám đốc Cty Trúc Anh chia sẻ quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn.

Một trong những mô hình nuôi tôm hiệu quả hiện nay tại Bạc Liêu là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh.

Ông Lê Anh Xuân, Tổng Giám đốc Công ty Trúc Anh, đã chia sẻ về quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn đầu tôm được nuôi trong nhà lưới 20 – 30 ngày nhằm tránh tác động của thời tiết và các yếu tố khác từ bên ngoài.

Theo ông Xuân, lúc này, môi trường ao nuôi được kiểm soát chặt chẽ sẽ hạn chế hiện tượng EMS thường xảy ra trong 20 ngày đầu của quá trình nuôi, tôm giống thả mật độ 1.000 – 3.000 con/m2. Khi tôm có trọng lượng 0,5-1,5 g/con, chuyển sang giai đoạn 2 ở ao nuôi liền kề. Tại ao này, tôm được nuôi ở mật độ 150-250 con/m2, nuôi đến khi đạt kích cỡ 50 – 30 con/kg. Tổng thời gian nuôi 80 – 100 ngày. Điểm đặc biệt của quá trình nuôi này là không sử dụng hóa chất, chỉ sử dụng chế phẩm sinh học.

Hiện tại, Cty Trúc Anh đang sản xuất thực nghiệm với diện tích 3000m2, một năm có thể nuôi 3 - 4 vụ với thiết kế hệ thống ao ương thực hiện liên tục. Sản lượng thu hoạch từ 120 - 160 tấn/ha/năm. 

Năm 2019, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 365.000 tấn.

Theo đánh giá sơ bộ của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, thì hiện nay một số doanh nghiệp, hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm công nghệ cao có hiệu quả: Đối với ao nuôi lót bạt đạt trung bình 50 tấn/ha mặt nước nuôi/vụ (cao nhất đạt 77 tấn/ha/vụ, thấp nhất đạt 25tấn/ha/ vụ), đối với hồ tròn đạt trung bình 60 tấn/ha mặt nước nuôi/vụ (cao nhất đạt 70 tấn/ ha/vụ, thấp nhất đạt 50 tấn/ha/ vụ).

Đây là tiền đề để tạo kỳ vọng thắng lợi cho vụ tôm năm 2020 và đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành tôm của cả nước trong thời gian tới.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất