| Hotline: 0983.970.780

Một ngày nên duyên khó ngờ

Thứ Bảy 28/10/2017 , 14:30 (GMT+7)

Chỉ mấy tháng sau ngày cưới, chị đã bị chồng phản bội. Nhưng chị không thể chia sẻ với ai nỗi đau đó, vì đã bỏ ngòai tai mọi lời khuyên nhủ để trở thành vợ anh ta, để rồi phải trả giá.

09-01-46_trng_12
Ảnh minh họa

Vào một ngày chủ nhật, chị đăng ký tham gia Tour du lịch đảo để phần nào quên đi nỗi đau. Không ngờ, ngày hôm đó chị đã tìm được một nửa kia của mình. Vì thế, chị hay đùa, gọi đó là “Ngày nên duyên” bởi chị đã gặp được một người đàn ông đích thực . Có ai hỏi về “Ngày nên duyên” đó, chị sẽ vui vẻ kể …

…Hôm đó, mọi người trong đoàn đều có đôi có cặp. Chỉ riêng chị và một người đàn ông là đi lẻ. Lúc đầu, chị chẳng để mắt đến anh. Nhưng khi đến Đầm Môn, mọi người rời ô tô, lên tàu du lịch, bắt đầu cuộc du ngọan trên biển, thì anh đến bên cạnh, hỏi chị bằng cái giọng dè dặt: “Tôi ngồi cạnh chị nhé! Được không?”. Chị quay sang, bắt gặp một nụ cười nhẹ và một đôi mắt đen, sâu thẳm. Đôi mắt của một người lạ nhưng rất ấm áp. Tuy vậy, chị chỉ nhún vai, hờ hững : “Tùy anh!”.

Tàu đi vòng quanh vịnh, ngang qua những dãy núi chập chùng, xanh ngắt màu cây lá. Mỗi hòn đảo là một kiểu hình, một dáng vẻ, khác biệt và sống động. Tàu đến bãi Dâu, anh thản nhiên khóac cái ba lô của chị lên vai : “Đến nơi rồi! Nào! Ta xuống thôi!”. Chị cười thầm. Anh xử sự như thể họ là một đôi vậy.

Thấy chị muốn thám hiểm khu rừng rậm rạp cách đó không xa, anh vui vẻ: “Tôi sẽ tình nguyện làm hướng dẫn viên. Xin mời theo tôi!”.

Anh xăng xái đi trước, cẩn thận vạt đám cây dại thành một con đường mòn. Vừa đi, anh vừa giải thích, đây là rừng ngập mặn nguyên sinh, rồi lần lượt chỉ từng cây: “Đây là bần, kia là đước, cạnh đó là tràm …Anh còn giảng giải về các lòai sinh vật biển, cỏ biển và hệ sinh thái biển…Chị ngạc nhiên và thán phục: “Sao mà anh rành rẽ quá vậy?”. Anh cười hiền lành: “Đơn giản vì tôi là thành viên của Dự án bảo tồn vùng vịnh này!”. Ra vậy.

Bữa cơm trưa trên đảo, anh và chị ngồi cạnh nhau. Lần đầu tiên trong đời, chị được phục vụ chu đáo thế. Anh liên tục tiếp thức ăn, rót nước ngọt, ân cần hỏi thức ăn có cay quá không? Cơm nấu có khô không? Em ăn được mù tạt chứ? Ân cần đến nỗi chị nhận ra ánh mắt trách móc của các bà vợ đang liếc chồng. Giá như khi ở nhà, chị cũng được chồng chiều chuộng như thế?

Sau bữa trưa, chị và anh ngổi trên hai cái võng mắc giữa những cây điều cổ thụ. Chị mỉm cười lơ đãng, chợt nhận ra, đi du lịch mà có một người đồng hành hiểu biết thật thú vị. Anh quay sang, nhìn thẳng vào mắt chị, dịu dàng: “Ngay cả khi cười, sao mắt em vẫn buồn đến thế ? Em có điều gì muốn chia sẻ với anh không?”.

Chị thấy mắt mình rân rấn.Giọng anh sao mà ân cần đến thế! Những ký ức cay đắng lượt hiện về. Sau vài giây lưỡng lự, chị kể với anh chuyện không vui của mình. Anh im lặng lắng nghe. Chị phảy tay, kết thúc câu chuyện bằng một tiếng thở dài: “Làm phiền anh phải nghe chuyện buồn của em! Chẳng hay ho gì cả, đúng không?”. Anh gật đầu, đặt bàn tay to khỏe của mình lên tay chị, dịu dàng: “Đúng là buồn thật! Nhưng mà, em biết không? Chúng ta cùng cảnh ngộ! Cũng như em, anh từng bị phản bội. Cũng tại anh quá bận rộn nên không thể chăm sóc vợ chu toàn nên cô ấy bỏ đi theo một người đàn ông khác. Vì thế, anh rất hiểu và đồng cảm với em!”. Có tiếng gọi của cậu hướng dẫn viên: “Đến giờ về tàu rồi!”. Anh đứng dậy : “Tin anh đi! Nỗi đau nào rồi cũng qua!”. Chị lặng lẽ gật đầu.

Về đến thành phố, họ chia tay nhau sau khi đã trao cho nhau số điện thoại. Từ đó, giữa họ bắt đầu một mối quan hệ ngày càng thân thiết và kết thúc là một đám cưới giản dị nhưng đầm ấm. .

“Đã từng một lần đổ vỡ, bọn mình rất hiểu và trân trọng niềm hạnh phúc mới này!”. Chị kết luận.

(Kiến thức gia đình số 42)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm