| Hotline: 0983.970.780

Một nông dân K'Ho chế máy tuốt bắp

Thứ Sáu 09/07/2010 , 14:38 (GMT+7)

K’Să Ha Tang chưa từng qua lớp cơ khí nào, cũng không có sự hướng dẫn của cán bộ, kỹ sư nào nhưng ông vẫn quyết tâm chế chiếc máy tuốt bắp như ý muốn và đã thành công...

Người nông dân dân tộc K’Ho chưa từng qua lớp cơ khí nào, cũng không có sự hướng dẫn của cán bộ, kỹ sư nào nhưng ông vẫn quyết tâm chế chiếc máy tuốt bắp như ý muốn và đã thành công. Đó là ông K’Să Ha Tang, thôn 1, xã Đa Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Xã Đa Sar nơi K’Să Ha Tang sinh sống là một xã nghèo, kinh tế tự cấp tự túc là chủ yếu. Bắp (ngô) là cây lương thực chính của bà con nơi đây. Những hộ trồng nhiều mỗi vụ thu hoạch vài trăm gùi nhưng để tuốt được một gùi bắp bằng tay người ta phải mất đến gần một ngày công. Điều này làm K’Să Ha Tang trăn trở và tự mong muốn: chế tạo một công cụ giúp gia đình và bà con tiết kiệm thời gian tuốt bắp.

Trong một lân ông tình cờ biết đến máy tuốt ngô khi xem trên truyền hình, xem xong K'Să Ha Tang rất thích thú. “Sao lại đơn giản vậy, cho bắp bên này, hạt ra bên kia, giá như dân bản mình có được chiếc máy như vậy” – ông thầm ước. Làng Đa Sar ngô là cây trồng chủ lực nhưng để làm ra được tấn ngô không hề đơn giản, trong đó vất vả nhất là khâu tách hạt. Khi thu hoạch về một gùi ngô phải tách mất cả buổi mà lại không có nhân công làm. Chính vì vậy khi nhìn thấy nó, K'Să Ha Tang đã nghĩ: “Dân làng mình có máy này thì tiết kiệm được nhiều công sức”.

Sau nhiều tháng gò, hàn, đập, gõ, vật lộn với đống phế liệu được thu mua khắp nơi và hàng trăm lần tháo ra, lắp vào và thay thế thiết bị, chiếc máy tốt bắp hoàn thiện cuối năm 2003. Cấu tạo của chiếc máy rất đơn giản, giống như chiếc xe bò thu nhỏ: thiết bị quay, dây cu-roa và bánh răng lấy từ máy tuốt lúa, thiết bị ép bẩy hạt bắp, cánh quạt sàng phân loại hạt bắp... Tất cả được gắn kết và bọc trong chiếc vỏ bằng tôn rất gọn gàng. Điểm tiện lợi của chiếc máy này là có thể sử dụng động cơ điện.

Trái bắp sau khi bỏ vào máy hạt sẽ được lẩy riêng, cùi riêng mà cả hạt và cùi đều không bị dập nát. Với kiểu dáng nhỏ gọn lại dễ di chuyển trên địa hình đồi núi của làng bản. Máy tuốt bắp của K'Să Ha Tang sau khi phục chế hoạt động với công suất 0,8-1 tấn/giờ.

Điều đặc biệt, K’Să Ha Tang không làm máy để bán, cũng chẳng thu một đồng tiền công mà phục vụ không cho bà con. Một người hàng xóm của K’ Să Ha Tang vui mừng nói “chúng tôi mượn máy như cái cuốc, cái cày ấy mà, chẳng phải trả công sá gì”.

K’Să Ha Tang từng được Bộ Khoa học - Công nghệ chọn là một trong 15 "Nhà khoa học chân đất" tham dự Chợ Công nghệ thiết bị Việt Nam 2005.

Hiện nay, trong làng bản đã có nhiều gia đình chuyển qua trồng cây cà phê, nên ông lại vừa hoàn thiện ý tưởng chiếc máy xay cà phê để phục vụ bà con. “Có máy, làng bản mình sẽ nhanh chóng thoát nghèo” - ông K’Să Ha Tang bộc bạch.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm