| Hotline: 0983.970.780

Một trong hai tai nạn tàu ngầm lấy đi tính mạng của hơn 100 người

Thứ Tư 06/12/2017 , 13:15 (GMT+7)

Tin tức về vụ chìm tàu ngầm hạt nhân đầu tiên đã làm rúng động Groton, thị trấn thuộc bang Connecticut (Mỹ), nơi con tàu trú đóng mỗi khi về bến, và cả thành phố cảng Portsmouth, nơi USS Thresher được đóng.

Vụ Thresher là một trong hai tai nạn tàu ngầm lấy đi tính mạng của hơn 100 người, tính đến thời điểm hiện nay: 129 thủy thủ đã ra đi cùng với tàu. Vụ còn lại xảy đến với tàu ngầm Kursk của Hải quân Nga vào năm 2000, làm thiệt mạng 118 người.
 

Cuộc tìm kiếm con tàu đắm

Ở thời điểm hạ thủy năm 1960, Thresher là tàu ngầm nhanh nhất và hoạt động ít tiếng ồn nhất thế giới. Hệ thống vũ khí SSN 593 của nó được xem là hiện đại nhất thời bấy giờ. Tàu được thiết kế để tìm và diệt các tàu ngầm Liên Xô. Hệ thống định vị thủy âm (sonar) cả chủ động và bị động của tàu có khả năng tìm kiếm các tàu mặt nước và tàu ngầm khác ở cự ly và phạm vi lớn hơn so với các tàu của đối phương. Tàu dự kiến được trang bị loại tên lửa chống ngầm mới nhất của quân đội Mỹ, hỏa tiễn SUBROC. Lúc đó Hải quân Mỹ đã được phê chuẩn kế hoạch đóng thêm 14 tàu tương tự.

09-18-45__337517_orig
Tàu Thresher trước khi gặp nạn (educationalmavens.com)

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Mỹ đã cử tàu nghiên cứu hải dương Mizar và một số tàu khác lập tức nhằm hướng địa điểm của thảm họa. Họ sớm phát hiện các mảnh vỡ trong một vùng đáy biển rộng 134.000 m2. Tàu Mizar đã sử dụng thiết bị đo từ trường proton cực nhạy, kết hợp với các camera dưới nước để tìm kiếm các vật thể liên quan đến tàu Thresher.

Và bởi Thresher là một tàu ngầm hạt nhân, có những nguy cơ lớn đối với môi trường khi con tàu vỡ tan dưới đáy nước. Hải quân Mỹ từ đó đã phải định kỳ giám sát các điều kiện môi trường tại khu vực xảy ra tai nạn và mỗi năm đều xuất bản một báo cáo về việc giám sát các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của mình. Các bản báo cáo này cung cấp chi tiết các mẫu vật thu thập từ môi trường, từ trầm tích, nước và các loài thủy sinh để xem lò phản ứng của tàu Thresher có gây ra tác động đáng kể nào đối với môi trường biển hay không. Theo các báo cáo này, không có tác động nào đáng kể bởi nhiên liệu hạt nhân trong con tàu bằng cách nào đó vẫn chưa bị rò rỉ.

Theo các thông tin mới được giải mật gần đây, tại thời điểm ấy, Hải quân Mỹ đã cử tiến sỹ Robert Ballard, nhà hải dương học có công tìm ra vị trí xác tàu Titanic đắm năm 1912.

Ông Ballack phải thực thi một nhiệm vụ bí mật là đánh dấu và thu thập các hình ảnh của hai con tàu ngầm bị đắm của hải quân Mỹ là Thresher và Scorpion. Thực ra cuộc tìm kiếm Titanic chỉ là cái vỏ che đậy việc tìm kiếm tàu ngầm hạt nhân bị đắm.

Năm 1982, Ballard đến gặp các quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ để xin hỗ trợ tài chính cho hoạt động tìm kiếm xác tàu Titanic, với robot lặn sâu mới. Hải quân Mỹ đã nhìn thấy cơ hội và cấp tiền cho Ballard với điều kiện ông phải đi xem xét hai xác tàu ngầm đắm trước. Ballard, với thiết bị hiện đại, phát hiện rằng tàu Thresher đã chìm sâu đến mức nó bị nổ từ bên trong, thành hàng ngàn mảnh vỡ.

Năm 1985, Ballard mở cuộc tìm kiếm xác tàu Scorpion và thấy con tàu bị nghiền nát như được đưa vào một cỗ máy nghiền kim loại khổng lồ. Khi thấy rằng nguy cơ phóng xạ từ hai con tàu ngầm bị đắm không cao, Hải quân Mỹ cho phép Ballard tiếp tục với dự án Titanic của ông. Nhưng do kinh phí đã tiêu tốn kha khá, ông chỉ có 12 ngày để thực hiện việc này. Ông vẫn dùng kỹ thuật tìm kiếm như đã dùng đối với hai con tàu ngầm, và đã tìm thấy xác con tàu Titanic huyền thoại.
 

Giả thuyết khác

Tháng 4/2013, Bruce Rule, một chuyên gia về dữ liệu cho công bố phân tích riêng của mình về dựa trên những dữ liệu do tàu cứu hộ Skylark thu thập. Theo Thời báo Hải quân Mỹ, Rule đã dựa vào những tài liệu mật có từ năm 1963 không được thảo luận công khai, cũng không được tiết lộ trong các phiên điều trần của Quốc hội Mỹ.

09-18-45_uss_thresher_ssn-593_rudder_sunk
Một phần bánh lái của tàu Thresher dưới đáy biển (wikimedia)

Rule kết luận rằng nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn là do một cầu dao điện cũng cấp nguồn cho bơm nước làm mát bị hỏng. Theo ông, các dự liệu ông có cho thấy sau 2 phút nguồn điện trong tình trạng không ổn định, cầu dao hỏng vào lúc 9h11, khiến bơm nước làm mát bị hỏng theo. Việc này dẫn đến hậu quả là lò phản ứng ngừng hoạt động, tàu mất động lực. Tàu Thresher không thể bơm khí vào khoang dằn để nổi lên vì băng đã hình thành trong đường ống khí cao áp và bị chìm. Rule bác bỏ khả năng tàu bị nước vào và chìm. Theo ông lý luận, các thủy thủ trên tàu Skylark cũng không nghe thấy tiếng nước chảy trong tàu Thresher.

Mặc dù Rule tỏ ra có lý nhưng cho đến nay, vẫn chưa có kết luận chính thức nào công nhận hay bác bỏ giả thuyết mà ông đưa ra, vì vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể giải đáp.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm