| Hotline: 0983.970.780

Một trung tâm giống không ngừng phát triển

Thứ Sáu 30/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Sau 10 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi tỉnh Quảng Ngãi đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển của nền nông nghiệp tỉnh nhà. 

Các sản phẩm giống của đơn vị không chỉ cung ứng ở Quảng Ngãi mà còn vươn ra các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Được thành lập từ sau ngày tái lập tỉnh Quảng Ngãi với tên gọi Trung tâm Kỹ thuật Nông lâm nghiệp (1989) và đến năm 1993 bổ sung thêm chức năng khuyến nông với tên gọi: Trung tâm Kỹ thuật nông lâm nghiệp và khuyến nông. Theo yêu cầu đổi mới trong quản lý và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào SX, ngày 22/10/2003 UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định thành lập Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi của tỉnh.

Với chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc, phục tráng, SX, dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, ngay từ khi mới ra đời trung tâm đã xác định công tác nghiên cứu, chọn lọc, phục tráng giống là nhiệm vụ trọng tâm.

Đơn vị đã chủ động và phối hợp với các tổ chức quốc tế, cơ quan chuyên môn viện, trường, và các Cty giống hàng đầu trong nước, tiến hành nghiên cứu dự án quốc tế “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt miền Trung bằng nguồn thức ăn sẵn có”; 3 đề tài, dự án cấp bộ gồm "Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất hạt giống lúa lai F1 vùng miền Trung, Tây Nguyên"; "Nghiên cứu phát triển giống lúa chất lượng cao các tỉnh phía Nam" và "SX giống lúa thuần vùng duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên".

Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện 5 đề tài khoa học cấp tỉnh gồm: Lai kinh tế bò thịt trên nền bò cái lai Zebu; Sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa trong chăn nuôi lợn tại Quảng Ngãi; SX rau an toàn; Hỗ trợ phát triển giống lúa thuần mới chất lượng cao giai đoạn 2013 - 2016; Thực nghiệm và lai kinh tế giống dê boer trên nền dê cái lai.

Ghi nhận sự đóng góp của đơn vị cho nền nông nghiệp, năm 2014 Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Ngãi vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Năm 2013, Trạm Giống cây trồng Đức Hiệp và ông Đỗ Đức Sáu, PGĐ Trung tâm được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Nhiều tập thể, cá nhân của trung tâm được Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN, UBND tỉnh, các hội đoàn thể và Sở NN-PTNT tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen.

Song song với nghiên cứu khoa học, đơn vị thường xuyên thực hiện các thí nghiệm, trong 10 năm qua đã có hàng chục thí nghiệm về lâm sinh, hàng trăm thí nghiệm về cây lúa và cây trồng cạn được tiến hành.

Mỗi năm đơn vị du nhập và khảo nghiệm từ 60 - 100 giống lúa, 5 - 10 giống đậu đỗ các loại và một tập đoàn giống cỏ nhập nội phong phú để phục vụ ngành chăn nuôi gia súc của tỉnh.

Từ công tác khảo nghiệm, SX thử các giống lúa thành công, trung tâm đã đề nghị đưa vào bổ sung cơ cấu giống của tỉnh gồm BM9855, HT1, QNT1, ĐB6, ML48, Nhị ưu 838…; các giống ngô lai B06, T7...; đậu tương ĐT12, lạc L23.

Đặc biệt, đơn vị đã làm chủ được quy trình công nghệ giâm hom giống cây lâm nghiệp (keo, phi lao, bạch đàn).

Đã SX thành công hạt giống lúa lai F1 Nhị ưu 838, HYT83. Chọn tạo được 2 giống lúa mới ĐH 99-81, ĐH815-6. Các giống lúa này đã được SX trên diện rộng tại Quảng Ngãi và một số tỉnh lân cận.

Một nhiệm vụ cũng hết sức quan trọng của trung tâm đó là SX, cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi cho SX đại trà. Những vụ mùa bội thu và giá trị thu nhập tăng từ chuồng trại, vườn rừng của nông dân Quảng Ngãi có phần đóng góp quan trọng của trung tâm.

Năm đầu tiên trung tâm đã SX đạt 775 tấn lúa các loại, hạt giống rau màu 4,7 tấn, 500.000 cây lâm nghiệp, 643 con giống, 10.215 liều tinh, Đến năm 2014, sản lượng hạt lúa giống đạt trên 2.000 tấn, 2 - 3 triệu cây lâm nghiệp… đảm bảo cung cấp cho 30 - 35% thị phần giống cây lương thực, cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

10 năm qua, trung tâm đã cung ứng ra thị trường gần 18.000 tấn lúa giống, trong đó có 10 tấn giống gốc (G0) và trên 4.000 tấn hạt giống siêu nguyên chủng. Đây là nguồn vật liệu quý để SX ra các giống tiếp theo phục vụ SX đại trà, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và tăng thu nhập cho người nông dân tham gia SX giống.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm