| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 23/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 23/06/2015

Một vùng quê đang hy vọng

Những ngày này, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam xôn xao vì có rất nhiều nhà báo, trong đó có cả Đài Truyền hình Việt Nam, tìm về, để tìm hiểu vụ án xảy ra cách đây 23 năm./ Liệu có thêm hai 'ông Chấn'? - Vụ án kinh hoàng

Vụ án có nguồn gốc là một vụ tranh chấp đất đai giữa hai thôn Nhân Phúc và Thanh Nga.

Đó là chiều ngày 29/11/1992, giữa 2 làng xảy ra xô xát, và một trái lựu đạn đã nổ khiến 1 người chết và 21 người (tất cả là người Nhân Phúc) bị thương.

Vụ án sau đó đã được khởi tố, truy tố và xét xử. Cả hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đều tuyên phạt Trần Văn Vót tù chung thân, Trần Ngọc Thanh tù 15 năm, đều về tội “giết người”.

Ngoài ra còn một số người khác cũng bị từ 2 đến 3 năm tù về các tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, “gây rối trật tự công cộng”.

Trần Ngọc Thanh và một số người khác đã chấp hành xong hình phạt. Riêng Trần Văn Vót, cho đến nay vẫn ở trong tù, vẫn liên tục kêu oan và cương quyết không ký vào bản nhận tội.

Và cũng suốt 23 năm nay, bố của nạn nhân bị chết trong vụ án và bà con làng Nhân Phúc cũng liên tục kêu oan cho Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh.

Sau loạt bài “Vụ án kinh hoàng”, “23 năm, bố nạn nhân liên tục kêu oan cho “hung thủ”” và “Ai là người thực sự ném trái lựu đạn” được đăng trên báo NNVN từ ngày 20-22/5/2015, ngày 12/6/2015, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu hai vị trên chỉ đạo xem xét lại vụ án, báo cáo lại với Thủ tướng.

Đồng thời ngày 19/6/2015, Văn phòng Chủ tịch nước cũng có công văn gửi Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC, thông báo ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, yêu cầu hai vị chỉ đạo xem xét lại vụ án trên, báo cáo lại với Chủ tịch nước.

Về xã Phú Phúc lần này, các nhà báo đã gặp nhiều nhân chứng có mặt ở hiện trường vụ án, và được họ cho biết: Sau khi vụ án xảy ra, họ được triệu tập đến Cơ quan CSĐT công an tỉnh Nam Hà. Và họ đã khai trung thực rằng, Trần Văn Vót, Trần Ngọc Thanh không có mặt ở hiện trường khi xảy ra vụ án.

Nhưng lời khai của họ không được chấp nhận. Họ bị các điều tra viên dọa nạt, bắt phải khai theo ý điều tra viên là có nhìn thấy Vót và Thanh có mặt ở hiện trường, có ném lựu đạn.

Có người như ông Nguyễn Hữu Thịnh, phó thôn Nhân Phúc, còn bị dọa sẽ bắt giam. Do lo sợ cho sự an toàn của bản thân, họ bắt buộc phải khai khác với suy nghĩ của mình.

Hiện TANDTC đã giao cho Tòa hình sự xem xét lại vụ án. Và VKSNDTC cũng đã giao cho Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xem xét lại vụ án. Nếu có oan thật thì hai cơ quan trên sẽ có kháng nghị để Giám đốc thẩm vụ án.

Cả một vùng quê hiện đang phấp phỏng đợi chờ sự vào cuộc của hai cơ quan trên. Với mong mỏi công lý được thực thi, người bị oan được giải oan, kẻ phạm tội đích thực sẽ phải chịu sự trừng phạt theo quy định của pháp luật.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm