| Hotline: 0983.970.780

Một xã bị thiệt hạt hơn nửa diện tích

Thứ Sáu 01/06/2012 , 10:09 (GMT+7)

Gần đây, tình trạng cây có múi bị bệnh nghiêm trọng khiến bà con xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) rơi vào tình cảnh khó khăn.

Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) mấy năm về trước được mùa cam, bưởi nên bà con nông dân khá lên. Nhưng gần đây cây có múi bị bệnh nghiêm trọng khiến bà con rơi vào tình cảnh khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Chủ tịch xã Xuân Hòa cho biết: “Gần đây cây cam sành, cây trồng chủ lực của xã bị bệnh suy kiệt, chỉ còn cam nước (cam trái nhỏ) nên nhiều bà con lao đao. Có nhiều nhà vườn mới trồng vài ba năm, tốn tiền cây giống, phân bón, công chăm sóc mà chưa thu hoạch được gì. Nay không biết phải làm sao trước tình cảnh này. Địa phương xã đã mất đi hơn một nửa diện tích, khoảng trên ba trăm ha, vì cây bệnh và tương lai còn có khả năng mất nhiều hơn, nếu không chặn đứng được dịch bệnh”.

Trước tình cảnh này, chúng tôi đã mời PGS. TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và cán bộ của Viện cùng về địa phương khảo sát thực trạng dịch bệnh của cây tại một số nhà vườn.


PGS.TS Nguyễn Minh Châu đang khảo sát một vườn cam sành bị bệnh của xã Xuân Hòa

Qua khảo sát thực tế một số vườn cây, trao đổi với bà con nông dân trồng cam, bưởi tại địa phương về những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, PGS.TS Nguyễn Minh Châu cho biết: “Khi bà con thấy trên lá không còn xanh, có hiện tượng ngả vàng, lại xuất hiện những đốm xanh đậm không đều thì đây là dấu hiệu của bệnh Greening, mà người ta quen gọi là bệnh vàng lá hay bệnh vàng bạc. Bệnh này được phát hiện đầu tiên từ bên Trung Quốc. Một thời gian sau dịch bệnh được phát hiện là đã có ở các nước phía Nam, rồi có ở cả phía Đông, tấn công đến cả những vườn cam nước Mỹ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh cây ở đây có thể do cây giống lúc mưa đã nhiễm bệnh này rồi, hoặc là do bị lây nhiễm từ các cây bị bệnh trồng ở gần bên cạnh và tác nhân lây lan là do rầy chổng cánh (côn trùng nhỏ, khi đậu chúc đầu xuống) chích từ cây có bệnh sang cây sạch bệnh. Ngoài bệnh vàng lá Greening, tôi còn quan sát thấy cây bị bệnh còn do nấm Phytopthora gây ra. Điều này do bà con trong lúc trồng đã đặt cây giống sâu xuống đất quá, nên cây rất dễ bị nấm bệnh tấn công”.

Có thể nói bà con trong vùng nhỏ này chưa có kinh nghiệm trồng cam, quýt, bưởi; mặc dù từ lâu, tivi, báo chí đã thường xuyên đưa rất nhiều chỉ dẫn, khuyến cáo của các nhà khoa học về căn bệnh vàng lá Greeening trên cây có múi. Đề cập cách phòng trị, PGS.TS Nguyễn Minh Châu cho biết, đối với bệnh vàng lá, hiện nay không có thuốc đặc trị, không thể trị được mà chỉ có phòng bệnh, hạn chế bệnh lây lan. Nếu muốn lập lại vườn cam sành có hiệu quả, bà con phải triệt để làm như sau: (i) phải đốn bỏ tất cả các cây đã bị bệnh trong khoảng cách ít nhất 50m, rồi mua cây giống sạch bệnh (không có cây kháng bệnh, chỉ có cây sạch bệnh) về trồng lại. Có gắng trồng trong tháng mà mật số rầy chổng cánh (RCC) thấp, đó là các tháng mùa khô. (tháng 11, 12, tháng 1) (ii) Trước khi trồng xịt thuốc trừ RCC và sau mỗi 2 tháng lại xịt tiếp thuốc trừ RCC. Thời gian sau, mỗi tháng phải xịt thuốc lên đọt non của cây để phòng trừ RCC tấn cống.

Ngoài ra, kinh nghiệm của một số nhà vườn trồng cam, người ta còn trồng hàng rào cây hạn chế rầy hoặc trồng xen ổi, vì ổi là loại cây mà RCC không thích. Trong tương quan môi trường, ông Nguyễn Minh Châu còn lưu ý thêm bà con, nếu chung quanh có cây nguyệt quới (nguyệt quế) thì nên đốn bỏ, hoặc cũng thường xuyên xịt thuốc trừ RCC lên đọt nguyệt quới vì đây là cây RCC ưa thích. Để học hỏi kinh nghiệm, bà con có thể đến mô hình Dự án JICA ở Sóc Trăng, do Viện thực hiện. (Xin liên hệ với Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách để đến thăm mô hình về làm).

Còn về cây giống, đa phần bà con cho biết là họ mua cây chở dưới ghe của thương lái không rõ địa chỉ. Họ vào tận vườn để bán cho bà con và điều này cũng góp phần gây hậu quả cho nhà vườn. Nhìn cây giống tuy xanh nhưng thực chất là cây đã nhiễm bệnh. Vì vậy, nếu muốn trồng lại, bà con không nên mua cây trôi nổi với ý nghĩ cho tiện và chọn giá rẻ. Có thể bà con nên đến Viện CĂQMN hoặc các trung tâm giống của tỉnh để mua về trồng. Cây giống tuy có đắt hơn, nhưng là cây giống sạch bệnh.

Cây có múi  có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, tình hình bệnh vàng lá trên cây rất phổ biến; muốn có vùng chung quanh tuyệt đối sạch bệnh là rất khó. Cho nên, đối với vùng đang bị bệnh nặng như xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, ông Nguyễn Minh Châu có ý kiến như sau: Bà con phải chấp nhận chọn cây trồng sống chung với bệnh vàng lá bằng cách:

“ Bà con đừng trồng bưởi Năm Roi, cam sành, quýt đường ở những vùng đang có nhiều cây thuộc các giống này bị bệnh hiện diện, mà nên thay đổi trồng bưởi da xanh. Bởi bưởi da xanh có những ưu điểm là dẫu có bị tấn công, cây vẫn có thể cho trái một thời gian dài hơn các giống cây có múi khác vừa đề cập. Mặt khác, bưởi da xanh trái lớn mà giá bưởi da xanh lại mắc hơn bưởi Năm Roi rất nhiều.  Nên thay đổi trồng các cây ăn trái khác như mít siêu sớm, thanh long đỏ, xoài ăn xanh; những thứ này có năng suất thu hoạch rất cao”.

Theo ông Nguyễn Minh Châu, bà con nên làm sớm, chớ để như hiện trạng thì rất phí. Vùng trồng đã bị nhiễm bệnh vàng lá quá nặng; chỉ trông chờ mấy trái cam nước thì để làm gì? Viện không hỗ trợ được vốn cho bà con; nhưng để giúp bà con nhà vườn, ông Nguyễn Minh Châu còn có thêm ý kiến: “Nếu bà con cần hỗ trợ kỹ thuật thì chúng tôi sẽ đến giúp ngay để trồng lại. Mong bà con sớm làm lại vườn, để nâng cao đời sống gia đình”.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm