| Hotline: 0983.970.780

Một xã thu 3 tỷ/năm từ bưởi Diễn

Thứ Hai 16/01/2012 , 10:45 (GMT+7)

Cận Tết, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn...

Cận Tết, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa rét đậm nhưng cho niềm vui ngọt ngào.

Được cán bộ HTX bưởi Diễn xã Lương Phong giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Hữu Xạ (75 tuổi) ở thôn Đông, hộ có vườn bưởi vừa giành giải Nhất hội thi bình tuyển bưởi Diễn do Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Sở NN- PTNT Bắc Giang tổ chức.

Khu vườn có 60 cây bưởi, cây nào cây nấy sai trĩu quả. Trong đó, nhiều cây hơn 100 quả, phải chằng, buộc để đỡ quả nhằm hạn chế rụng. Hương bưởi chín khiến ai nấy đều cảm nhận được không khí Tết đã đến rất gần. Dẫn khách tham quan khu vườn, ông Xạ phấn khởi: “Thương nhân ở Hà Nội đã đặt mua cả vườn với giá dao động từ 14.000-20.000 đ/quả. Năm nay, gia đình tôi ước thu khoảng 30 triệu tiền bưởi”.

Vừa giới thiệu với khách về vườn bưởi, ông Xạ vừa hướng dẫn mọi người cách chọn mua quả thật ngon. Bưởi ngon là quả nhỏ, vỏ mỏng nhẵn bóng, màu vàng tươi. Để chứng minh cho khách thấy, ông hái quả bưởi bổ mời khách thưởng thức. Quả thật, tôm bưởi nhỏ, giòn, không nát, dóc vỏ, nhiều nước, vị ngọt mát khiến khách ăn một lần nhớ mãi không quên. Không chỉ có những ưu điểm trên, bưởi Diễn thu hoạch có thể để nửa năm vẫn giữ được mẫu mã, chất lượng mà không cần hoá chất bảo quản.

Rời nhà ông Xạ, chúng tôi đến thăm vườn quả của hộ ông Nguyễn Văn Phiến cùng thôn, người có công đưa cây bưởi Diễn về làng. Quê gốc ông ở xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (Hà Nội), nơi có giống bưởi Diễn nổi tiếng cả nước. Gần hai chục năm trước, thấy người dân quê ông trồng cây này hiệu quả nên trong một lần về thăm quê, ông đã mang vài cây lên trồng thử. Có cây trồng mới, ông chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ. Nhờ vậy, cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Sau trồng 3 năm, cây cho trái đầu tiên. Ông để lại 1-2 quả/cây. Đến kỳ thu hoạch, ăn thử thì thấy bưởi nơi đây thơm ngon không thua kém bưởi Diễn chính gốc. Từ đó, ông chiết cành và nhân giống trồng 80 cây trên diện tích gần 3 sào và đến nay 100% cây đều cho quả. Dịp Tết năm ngoái, gia đình ông thu được 40 triệu đồng từ vườn bưởi và dự kiến năm nay cũng thu được khoản tiền tương đương.

Từ hiệu quả của gia đình ông Phiến, nhiều người trong địa phương mạnh dạn học tập trồng bưởi Diễn. Ban đầu họ trồng vài cây, sau đó nhân lên trồng hàng chục, hàng trăm cây. Đến nay, hầu như nhà nào ở xã Lương Phong cũng trồng bưởi Diễn, nhà ít thì 1-2 cây để có bưởi ngày Tết, biếu người thân, nhà nhiều hàng trăm cây.

Đến nay, bưởi Diễn Lương Phong nức tiếng trong và ngoài tỉnh. Cứ khoảng đầu tháng 12 dương lịch hằng năm, thương nhân ở Hà Nội, Thái Nguyên lại tụ hội về đây để chọn, đặt hàng.

Theo thống kê của UBND xã, hiện Lương Phong có khoảng 55 ha bưởi Diễn ở các thôn Đông, Chùa, Gia. Trong đó, thôn Đông có diện tích lớn nhất với 35 ha. Giá trị thu nhập từ bưởi toàn xã mỗi năm đạt khoảng 3 tỷ đồng. Có được kết quả này là từ năm 2001, thực hiện Nghị quyết về xoá vườn tạp của Huyện uỷ Hiệp Hoà, Đảng uỷ, UBND xã đã phát động nhân dân trong xã cải tạo vườn, trồng cây ăn quả mới có giá trị kinh tế. Nghị quyết đại hội đảng bộ xã giai đoạn 2011-2015 tiếp tục xác định bưởi Diễn là cây ăn quả hàng hoá chủ lực cần phát triển, phấn đấu đến năm 2015 toàn xã có hơn 70 ha loại cây trồng này.

Thực hiện nhiệm vụ này, những người trồng bưởi trong xã đã thành lập Hợp tác xã Bưởi Diễn với hơn 100 xã viên. Sau khi thành lập, các xã viên đã nhanh chóng họp bàn đưa ra quy chế, mục tiêu hoạt động, phương thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, xã đang phối hợp với chuyên gia Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình thâm canh cây bưởi Diễn theo quy trình VietGAP”.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm